Bão lũ - bài học phòng xa, phòng trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua đợt thiên tai kéo dài ở các tỉnh miền Trung tính đến nay, thiệt hại về người rất lớn và chủ yếu là do bị vùi lấp do sạt lở. Trách nhiệm này phần lớn thuộc về chính quyền.
Mưa lũ đã nhấn thị xã Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chìm trong nước.
Mưa lũ đã nhấn thị xã Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chìm trong nước.
Người dân không có kiến thức khoa học, không thể hiểu được núi bão hòa nước, không thể biết được “đới đứt gãy”... Dân đi tìm kế sinh nhai, tìm chỗ làm cái nhà để ở. Người nghèo phải vào nơi hoang vắng. Và vùng sâu, vùng xa của miền Trung tránh sao được việc làm nhà gần núi, đồi.
Thông tin về cái gọi là đới đứt gãy, về các vùng có nguy cơ sạt lở thì chính quyền phải nắm rõ. Trách nhiệm của chính quyền là không cho dân làm nhà ở tại các vị trí nguy hiểm. Phòng thiên tai chính là thấy trước được nguy hiểm để tránh, còn khi núi đã lở thì không thể chống được. Thực tế cho thấy, đối với các điểm sạt lở ở Quảng Nam, đưa lực lượng vào cứu nạn còn không được, nói gì đến việc chống lại thiên tai khi bất ngờ ập đến.
Trong trường hợp những cụm dân cư đã hình thành từ trước, thì khi có thông tin bão lũ, chính quyền phải tổ chức di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, đưa đến trú ẩn nơi an toàn.
Vừa qua các địa phương đã di dời dân rất kịp thời, cho nên hạn chế thương vong, nhưng di dân ở vùng núi có nguy cơ bị sạt lở thì chưa được chú trọng...
Một nguyên nhân dẫn đến sạt lở khác ngoài các yếu tố về địa chất đó là phá rừng. Dân đi tìm cái ăn, đốt rừng làm nương rẫy. Lỗi của dân, nhưng cũng là trách nhiệm của chính quyền. Lâm tặc phá rừng lấy gỗ, để tội phạm này hoành hành, trách nhiệm cũng thuộc về chính quyền. Đối với các dự án thuỷ điện cũng vậy, dự án nào cần, đánh giá được tác động môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế nhưng ít gây thiệt hại cho rừng và thay đổi môi sinh, đó cũng là trách nhiệm của chính quyền.
Phải khẳng định rằng, lãnh đạo các tỉnh miền Trung đã triển khai các hoạt động phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn rất tốt. Tuy nhiên, từ các cơn bão lũ vừa qua, cần rút ra bài học là phòng chống thiên tai từ xa, từ trước và thường xuyên, liên tục không phải chờ thiên tai ập đến mới phòng, mới chống. Lúc đó thì đã quá muộn rồi.
Phòng xa, phòng trước là trồng rừng, là có biện pháp ngăn chặn không cho dân đốt rừng làm rẫy, là truy bắt hết lâm tặc.
Phòng xa, phòng trước là hạn chế các dự án thủy điện nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường.
Phòng xa, phòng trước là không cho dân làm nhà, lập khu dân cư ở các khu vực nguy hiểm có nguy cơ bị sạt lở.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.