Vườn quốc gia nào phải vườn nhà!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù có đầy đủ các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát nhưng Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) vẫn bị xâm chiếm, xây dựng các công trình trái phép để kinh doanh du lịch.

Vườn quốc gia đã bị biến thành vườn nhà của một số người để trục lợi.

Kinh doanh kiểu này quả là sung sướng. Vườn thì của quốc gia, ngân sách được chi để chăm sóc, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái, giữ môi trường trong lành, tái tạo cảnh quan xinh đẹp... thế rồi các doanh nghiệp (DN) được cơ quan chức năng địa phương cho phép nhảy vào buôn bán. Đã vậy, họ tùy ý đổ bê-tông xây dựng công trình - điều tối kỵ đối với vườn quốc gia, nơi mà các khu sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Không khó để truy trách nhiệm những ai liên quan, bởi những công trình này to sừng sững, ngoạm vào các cánh rừng xanh tươi chứ chẳng phải nhỏ bé gì.

Đất rừng, mặt biển được bảo vệ xinh đẹp nên Vườn Quốc gia Cát Bà cũng bị lắm kẻ rình rập. Năm 2005, một cá nhân được sự giúp sức của cán bộ địa phương đã xẻ thịt bán 25 ha đất ở đây. Mở cửa làm ăn, thấy đây là cơ hội, 9 DN nhảy vào kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Họ xây dựng và xâm phạm nhiều cảnh quan ở đây. Chính quyền địa phương rút kinh nghiệm nhưng cũng không có phương án xử lý rốt ráo, bởi "mời đến thì dễ, tiễn đi quá khó". Đích thân chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra, yêu cầu chấn chỉnh nhưng đến nay mọi chuyện vẫn như cũ.

Không riêng Cát Bà, nhiều vườn quốc gia khác cũng đang trở thành miếng mồi ngon cho các DN mang danh nghĩa làm du lịch vào xẻ thịt. Vừa qua, hàng loạt khu resort của các DN du lịch cũng ngang nhiên được xây dựng ở vườn quốc gia tại huyện đảo Phú Quốc. Những vi phạm kiểu này đã diễn ra nhiều năm trước mắt chính quyền địa phương như thách thức nhưng chẳng ai làm gì được.

Việt Nam có hơn 30 vườn quốc gia. Trước cơn lốc tàn phá thiên nhiên và cả những chính sách phát triển kinh tế thiển cận của nhiều địa phương, rừng bị chặt trụi, các khu sinh quyển ngày càng bị thu hẹp thì việc hình thành các vườn quốc gia là giải pháp để giữ những gì đẹp đẽ còn lại của tự nhiên. Không chỉ thế, vườn quốc gia còn là nơi dự trữ sinh quyển, bảo tồn nguồn gien các loài động thực vật. Quy định pháp luật đã đủ để bảo vệ và chuyện làm du lịch trong các vườn quốc gia phải là du lịch sinh thái, mang tính giáo dục. Nhưng thực tế thì sao? Rừng bị chặt để lấy đất, mảng xanh bị cạo để đổ bê-tông xây nhà nghỉ, đốt lửa trại, chén thịt rừng, xả rác ra sông suối...

Điều kiện thiên nhiên của chúng ta không trù phú như ảo tưởng của nhiều nhà quản lý, bắt đầu xây dựng các khu bảo tồn cũng muộn màng và công tác bảo vệ quá kém cỏi. Đã vậy, lãnh đạo nhiều địa phương còn khuyến khích các DN kinh doanh và sẵn sàng lấy hệ sinh thái làm lợi thế kinh doanh thì việc các vườn quốc gia bị xâm hại là điều không tránh khỏi.

Theo PHẠM HỒ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).