Thi đua yêu nước để Gia Lai ngày càng phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với cả nước, Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Gia Lai lần thứ X sắp tới đây là dịp ghi nhận và biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua trên tất cả các lĩnh vực; là dịp đúc rút những bài học kinh nghiệm quý để thi đua yêu nước thực sự là phong trào thể hiện tinh thần nhiệt tình cống hiến trí tuệ của mỗi người, mỗi ngành, mỗi địa phương vì sự mạnh giàu của quê hương, đất nước.

  Họp Ban tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Gia Lai lần thứ X. Ảnh: Đinh Yến
Họp Ban tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Gia Lai lần thứ X. Ảnh: Đinh Yến

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (1-6-1948), thi đua yêu nước đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng của mọi tầng lớp nhân dân. Hơn 7 thập kỷ qua đi, lời kêu gọi ấy vẫn vẹn nguyên giá trị cả lý luận, thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc. Từ 9 năm kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đưa đất nước tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phong trào thi đua yêu nước phát triển ngày càng mạnh mẽ với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đưa Việt Nam vượt qua đói nghèo, trở thành quốc gia thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới. 

Phong trào thi đua yêu nước đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và từng địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thi đua lập thành tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Từ trung ương đến địa phương, các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, từ “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong công nhân; “Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Xây dựng nông thôn mới” trong nông dân đến phong trào “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” trong giới cán bộ, công chức...

Có thể khẳng định, phong trào thi đua yêu nước đã động viên và phát huy mọi nguồn lực trong xã hội phục vụ sự phát triển đất nước. Đã có hàng vạn sáng kiến, đề tài nghiên cứu, công trình khoa học được nghiệm thu, ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn. Đã có nhiều cá nhân, tập thể Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ thi đua các cấp, những gương điển hình tiên tiến từ địa phương đến trung ương được biểu dương, khen thưởng kịp thời, tạo nên sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội.

Cùng với cả nước, phong trào thi đua yêu nước ở Gia Lai đã được các ngành, địa phương triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực như phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau xóa nghèo bền vững; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công nhân, phong trào “Thi đua dạy tốt-học tốt”, “Xây dựng trường chuẩn quốc gia” trong ngành Giáo dục và Đào tạo; phụ nữ tiết kiệm, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, thanh niên lập thân lập nghiệp…

Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang tiến hành tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến để tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ X. Nhiều tập thể, cá nhân, nhiều gương điển hình tiên tiến đã được biểu dương, tôn vinh. Đây sẽ là những bông hoa đẹp giữa vườn hoa muôn màu sắc được tạo nên từ phong trào thi đua yêu nước toàn tỉnh suốt 5 năm qua.

Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ X là dịp để mỗi chúng ta nhớ lại “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Bác-người suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc và hạnh phúc của muôn dân. Những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến ở các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh sẽ có dịp tỏa sáng, trở thành niềm cổ vũ to lớn để nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực mới cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh.

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.