Giữa đỉnh dịch nhưng không thể mua máy xét nghiệm COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ việc mua sắm ào ạt, giá cả mỗi nơi một phách, việc mua máy xét nghiệm COVID-19 giờ lại như đóng băng. Thậm chí muốn mua cũng không tìm được đơn vị thẩm định.
 

 Từ việc mua sắm ào ạt, giá cả mỗi nơi một phách, việc mua máy xét nghiệm COVID-19 giờ lại như đóng băng (ảnh minh họa). Ảnh: Trọng Khoa
Từ việc mua sắm ào ạt, giá cả mỗi nơi một phách, việc mua máy xét nghiệm COVID-19 giờ lại như đóng băng (ảnh minh họa). Ảnh: Trọng Khoa



Từ đầu năm, Khánh Hòa đã có kế hoạch mua máy xét nghiệm COVID-19 nhưng không tìm được đơn vị thẩm định để xác định giá mua. Kết quả là đến nay vẫn chưa được mua máy xét nghiệm - Chia sẻ rất thật của Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Đắc Tài.

Cái khó của Khánh Hoà xuất hiện sau khi Viện Pasteur Nha Trang thông báo tạm dừng nhận mẫu xét nghiệm. (Nếu muốn xét nghiệm, các địa phương phải gửi kèm hóa chất, sinh phẩm).

Nhưng ngay cả sinh phẩm và hoá chất, Khánh Hòa cũng lại đang rất khó trong việc mua sắm. Lý do: Do thủ tục và khan hiếm hóa chất.

Cái máy xét nghiệm không mua được ở Khánh Hoà đang cho thấy một thái cực khác, ngược 180 độ, so với “phong trào” ào ạt mua máy, chỉ định tứ tung, giá cả loạn xạ chỉ vài tháng trước.

Sau vụ CDC Hà Nội, TS Nguyễn Việt Hùng - nguyên vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu Bộ KHĐT từng nhìn nhận tình trạng “mỗi địa phương một giá”, rằng: Thiết bị y tế là mặt hàng chuyên dụng, nhưng cơ quan quản lý không thực hiện vai trò quản lý thị trường trang thiết bị y tế dẫn tới việc DN muốn bán bao nhiêu thì bán. DN nhập khẩu một nhưng bán gấp 2-3 lần cũng không ai giám sát để ngăn chặn những tiêu cực. Chỉ định thầu thì “hạn chế” là chỉ có một người bán, một người mua nên rất dễ nảy sinh tiêu cực, trục lợi, tham nhũng...

Nhưng rồi sao? Rồi không ai nói tiếp đến việc ai sẽ chịu trách nhiệm giám sát, hoặc ít nhất là trong việc chịu trách nhiệm thẩm định giá. Và việc mua sắm, gần như đóng băng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch ngày 7.8 đã yêu cầu các địa phương phải đảm bảo có đủ vật tư, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm, không để thiếu và chậm thực hiện xét nghiệm.

Đây là một yêu cầu bắt buộc khi Chính phủ xác định xét nghiệm là chìa khoá để khống chế, kiểm soát dịch bệnh.

Nhưng rồi, như Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Đắc Tài từng nói “rất là khó”. Khó không chỉ ở việc không tìm được đơn vị thẩm định giá mà chẳng hạn 4.000 kit xét nghiệm có giá 2,7 tỉ, nhưng theo quy định, trên 1 tỉ là phải đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh khiến thủ tục không thể nhanh được.

Vụ CDC Hà Nội giúp chúng ta nhìn thấy cả những khe hở, những thiếu sót. Trong khi đó, sự bế tắc ở Khánh Hoà hôm nay cho thấy cái thiếu trong các quy định. Những cái thiếu cần được bổ sung khẩn cấp, bởi nó đang tạo ra một sự thật khó tin: Không mua được máy, dù giữa đỉnh dịch.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/giua-dinh-dich-nhung-khong-the-mua-may-xet-nghiem-covid-19-826853.ldo
 

Theo Đào Tuấn (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.