Đảm bảo an toàn nhưng đừng hoảng loạn!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“COVID-19 đã tác động đến hầu hết mọi người nhưng không phải ai cũng bị tác động như nhau, tình trạng bất bình đẳng mới sẽ nảy sinh và đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ”.
 

Phát biểu của Quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank- WB), bà Stefanie Stallmeister.

WB vẫn tin tưởng rằng, Việt Nam vẫn sẽ là một ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế u ám của thế giới, ngay cả khi COVID-19 trở lại tại Đà Nẵng.

Cái nhìn, niềm tin và cách nhìn ấy từ thực tế quốc gia từng thực hiện cách ly toàn xã hội trong ngắn hạn, từ hậu quả hơn 30 triệu người bị ảnh hưởng.

Jacques Morisset - Kinh tế trưởng WB nhìn thấy một yếu tố đặc thù mang yếu tố điểm tựa từ sự tiết kiệm của người Việt: “Rất nhiều hộ đang dùng ngay căn nhà để kinh doanh. Họ có khả năng khôi phục nhanh chóng sau khi kết thúc cách ly...”.

Không ai mong muốn dịch bệnh trở lại. Nhưng kinh nghiệm tồn tại của người dân, DN đối với “cú sốc kinh tế lớn nhất thế giới trong 35 năm qua” có vẻ là một đảm bảo.

Vấn đề giờ đây chỉ là việc “đóng/mở” trong tính toán giữa bài toán sức khoẻ/sự an toàn để giảm đến tối thiểu những thiệt hại kinh tế. Vấn đề chỉ là ưu tiên các nguồn lực hỗ trợ.

COVID-19 tái xuất hiện ở Đà Nẵng đang cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch mong manh đến thế nào. Nhất là khi du lịch, cùng với vận tải hành khách và chế biến, chế tạo xuất khẩu là những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh.

Hãy nhớ lại Vietnam Airlines với những con số thiệt hại hàng ngàn tỉ. Hãy để ý đến hàng vạn công nhân buộc phải ra đường khi các đơn hàng xuất khẩu bị huỷ. Và, hãy tới, ngay khu phố cổ Hà Nội thôi, để chứng kiến du lịch điêu đứng thế nào khi mà doanh thu vẫn chỉ là những số 0 tròn chĩnh, kể cả trong trạng thái bình thường mới.

COVID-19 đang tạo ra sự bất bình đẳng mới khi không phải ai cũng chịu sự tác động giống nhau... Và vì thế, việc “chia bánh”, từ những chính sách tài khoá hay những gói hỗ trợ... giờ đây, cần tập trung vào những khu vực thương tổn nhiều nhất, thay vì cào bằng.

Có một điều chắc chắn là Chính phủ sẽ không bỏ rơi những ngành kinh tế này khi nó chính là những động lực tăng trưởng, là công ăn việc làm của hàng triệu lao động, hàng triệu gia đình.

Hãy nhớ, Thủ tướng đã nhấn mạnh yêu cầu các địa phương tuỳ tình hình áp dụng chỉ thị 19 hoặc 16 nhưng tuyệt đối “không được ngăn sông cấm chợ”.

Có nghĩa là gì? Là đảm bảo an toàn nhưng đừng có hoảng loạn, cực đoan đến mức đổ đất cấm đường, rào làng cấm chợ... như đã từng.

Vì đơn giản, kinh tế cũng là một mặt trận, cũng cần phải chiến thắng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dam-bao-an-toan-nhung-dung-hoang-loan-824159.ldo
 

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).