Bia cỏ và món nợ của ông Nguyễn Đức Chung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Tôi đã thống kê, hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau. Hay có Bí thư quận, Chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi là các điểm trông giữ xe dưới phường không có người nhà không?!”

Ông Nguyễn Đức Chung, Anh hùng lực lượng vũ trang, đang được đề xuất tặng huân chương chống COVID-19.
Ông Nguyễn Đức Chung, Anh hùng lực lượng vũ trang, đang được đề xuất tặng huân chương chống COVID-19.



Ngoặc kép là phát ngôn “gây bão” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ngày 4.3.2017.

“Gây bão”, vì phát ngôn quá thẳng, quá thật. Vì không một chữ “lợi ích nhóm”, không nói chuyện “chống lưng” nào nhưng trúng và đúng luôn vào bản chất của câu chuyện lấn chiếm vỉa hè- một vấn nạn mà dù có tới 30 các thể loại chiến dịch từ năm 2000 đến thời điểm đó, nhưng rồi đâu cũng lại vào đó.

Hôm ấy, Hà Nội tổ chức hội nghị về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị với đầy đủ văn võ bá quan quận huyện phường xã... nhưng không ai trả lời câu hỏi của ông Chung cả.

Và chính Chủ tịch Chung tự trả lời: “Tôi xin nói các đồng chí có cả”.

“Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi. Còn nếu lần này không làm, tôi sẽ chỉ rõ, chỗ nào Bí thư quận nào, chỗ nào Chủ tịch, chỗ nào Trưởng phường, kể cả lãnh đạo sở cũng có!

Đối với việc đòi lại vỉa hè cho dân, Chủ tịch Chung nói: Chúng ta làm cương quyết, bền vững nhưng không ồn ào. Các đồng chí cứ ồn ào, ra quân, không khéo xuống lại làm ùn tắc thêm đường

Thế rồi Hà Nội ra quân

Thế rồi đâu lại vào đó.

Tháng 11 năm đó, báo Lao động ghi nhận sau những trống rong cờ mở, vỉa hè khắp nơi bị lấn chiếm giống như thể ra quân chỉ để...làm báo cáo.

Ngay đây thôi, báo Hà Nội Mới cũng liên tục có những phản ánh về chuyện vỉa hè bị lấn chiếm khắp nơi.

Và lời tuyên chiến của Chủ tịch Chung, và 150/180 quán bia được chống lưng, và lợi ích nhóm vỉa hè cũng như sự thảm hại của chiến dịch đòi vỉa hè cho dân giờ đây chỉ được nhắc lại khi... “có chuyện” thực sự đã trở thành di sản thừa kế không ai muốn nhận cả.

Người ta không thể chống lợi ích nhóm bằng cách nói xong bỏ đó, hoặc tệ hơn, thay nhóm này bằng một nhóm khác.

Hôm nay, tràn ngập khắp nơi là những chuyện cũ: Cắt cỏ đại lộ Thăng Long hết 53 tỉ đồng, trồng 1 triệu cây xanh, cho đến chuyện nhập xe quét rác và tất nhiên, cả việc làm sạch sông Tô Lịch bằng hoá chất nhập độc quyền.

Cái gì làm được cho dân, dân đều biết cả. Cái gì là món nợ thì vẫn là món nợ. Cũng như cái gì sai thì phải chịu trách nhiệm. Đó là lẽ công bằng

Chỉ mong những câu chuyện đại loại quán bia không trở thành bia miệng vì những gì phía sau.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bia-co-va-mon-no-cua-ong-nguyen-duc-chung-827207.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).