Nhiệt tâm của những người bay vào tâm dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyến bay đưa 219 lao động Việt Nam tại Guinea Xích đạo đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài 15 giờ 10 ngày 29.7. Những cử chỉ bày tỏ lòng biết ơn của người lao động, những hành động nghĩa hiệp của người tham gia chương trình đã để lại dấu ấn vô cùng cao đẹp.

Phải đặt bản thân vào người lao động bị kẹt ở Guinea Xích đạo mới thấy chuyến bay ý nghĩa như thế nào, đặc biệt là với 129 người mắc COVID-19. Về đến Việt Nam, họ có niềm tin là mình được cứu sống, mình sẽ sống.

Họ biết ơn vì thấy rằng mình không bị bỏ rơi, không bị lãng quên ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Họ cảm thấy mình là một phần xương thịt của đất nước. Đồng bào trong nước không quên họ, Chính phủ không quên họ. Những người lao động sống xa tổ quốc mang niềm hạnh phúc lớn lao khi họ thực sự nhận được quyền lợi của hai từ “công dân”, công dân của nước Việt Nam.

Không chỉ người lao động về từ Guinea Xích đạo mà cộng đồng người Việt khắp nơi vô cùng biết ơn những người dám bay vào vùng dịch để đưa đồng bào về nước. Phi hành đoàn, những thầy thuốc, kỹ thuật viên - ai cũng có vợ con, có gia đình, bạn bè, ai cũng sợ hãi nhiễm dịch bệnh, nhưng họ dám vượt qua nỗi sợ hãi đó.

Người thân lo lắng cho sự an toàn của họ khi tham gia trong chuyến bay vào vùng dịch chứa chất rủi ro này. Nhưng với sự nhiệt tâm và tinh thần nghĩa hiệp, những con người này đã dám hy sinh, dám dấn thân. Chúng ta thực sự ngả nón kính phục trước lòng quả cảm của họ.

Không chỉ chuyến bay này, trước đó đã có nhiều chuyến bay từ Việt Nam bay vào tâm dịch Vũ Hán, có chuyến đưa hành khách Trung Quốc từ Việt Nam về Vũ Hán, có chuyến đưa người Việt Nam từ Vũ Hán về nước. Khi mà nhiều người đang lo toan dịch bệnh, phải cách ly trong môi trường an toàn nhất, thì có những người phải đối mặt với những rủi ro cao nhất.

Mới đây, một phi hành đoàn và thầy thuốc đưa bệnh nhân 91 về Anh và đón 340 công dân Việt Nam về nước an toàn.

Họ là những chiến binh thầm lặng, không quan tâm đến ai đó nhớ đến mình, biết đến mình. Họ cũng như những thầy thuốc, điều dưỡng âm thầm trên tuyến đầu chống đại dịch, tận tâm tận lực và chấp nhận nguy hiểm.

Đại dịch COVID-19 đang hoành hành, chúng ta còn nhiều thiệt hại, thậm chí thương vong. Nhưng chúng ta có niềm tin vượt qua được đại nạn, bởi vì chung quanh ta còn có nhiều con người tài trí và nhiệt huyết, nhiều người dám hy sinh bản thân vì sức khỏe cộng đồng, vì sự an nguy của đất nước.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhiet-tam-cua-nhung-nguoi-bay-vao-tam-dich-823848.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).