Lộ đề thi và sự bất lực của những lời hứa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lại tiếp tục lộ đề thi ở Gia Lai, ở Quảng Ngãi. Lại chỉ được phát hiện qua mạng. Liên tiếp những vụ lộ đề thi cho thấy chẳng có luật, chẳng có quy định nào ngăn chặn được tiêu cực nếu sự gian dối nằm ngay trong hệ thống giáo dục.
 

 Vụ lộ đề thi năm nay ở Gia Lai được chính học sinh phát hiện trên mạng, qua điện thoại.
Vụ lộ đề thi năm nay ở Gia Lai được chính học sinh phát hiện trên mạng, qua điện thoại.



Hàng ngàn học sinh ở 21 trường học trên địa bàn Gia Lai phải thi lại môn ngữ văn. Nguyên do: Đề thi bị lộ.

Cụ thể: Sáng ngày 3.7, các trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku tổ chức kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9. Nhưng sau đó, trên mạng xã hội và qua điện thoại, xuất hiện rất nhiều bàn tán từ học sinh và các vị phụ huynh về việc đề thi bị lộ.

Phòng GDĐT TP. Pleiku đã phải mời công an vào cuộc kiểm tra sai sót, bởi theo họ: "Việc in sao đề thi ở hơn 20 đầu mối nên rất khó xác định bị lộ chỗ nào”.

Rất nực cười là sau khi đề thi bị lộ, Phòng GDĐT TP. Pleiku vẫn khẳng định việc giao nhận, bảo quản, mở đề, đáp án, tổ chức coi thi thực hiện đúng quy chế và lập biên bản đầy đủ theo quy định

Rất nực cười là sau đó, Trưởng phòng GDĐT TP Pleiku yêu cầu hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn ký cam kết trường không làm lộ đề thi, nếu lộ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Nhớ năm ngoái, một cán bộ ngành giáo dục Bình Thuận đã lấy đề thi môn văn đưa cho một cô giáo đang dạy tại TP. Phan Thiết. Cô giáo, có người thân là học sinh lớp 12, nên đã đưa đề thi cho xem trước ngày diễn ra kỳ kiểm tra.

Sự việc chỉ bị lộ, chỉ được phát hiện khi học sinh này đã đưa đề kiểm tra lên mạng xã hội Facebook.

Sự việc nghiêm trọng đến mức hơn 10.000 học sinh ở 28 trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận phải dừng thi môn này vào ngày 3.4.

Giữa vụ lộ đề thi 2019 ở Bình Thuận và vụ lộ đề thi năm nay ở Pleiku chỉ có sự khác biệt về thời gian.

Trong một năm thời gian ấy, Luật Giáo dục mới, vừa được thông qua, với kỳ vọng về sự minh bạch. Trong một năm ấy, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã phải đăng đàn nhận trách nhiệm và cam kết chấm dứt tiêu cực trong thi cử.

Chưa kể là sau các vụ gian lận thi cử ở Sơn La, ở Hà Giang, ở Hòa Bình, trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã đưa ra tới 3 giải pháp được khẳng định là “căn cơ” để chấm dứt tiêu cực trong thi cử với rất nhiều “siết chặt”, “minh bạch”, công khai” với những “phần mềm” để đảm bảo “không thể lợi dụng được”.

Buồn, rất buồn là những vụ lọt lộ đề thi liên tiếp đang cho thấy những giải pháp đó chỉ hay trên giấy mà thôi.

Nói công bằng, một bộ trưởng có nỗ lực đến mấy cũng không thể giải quyết được tiệt nọc tiêu cực nếu gian dối nằm ngay trong hệ thống giáo dục.

Không chỉ ở Gia Lai đâu, Quảng Ngãi cũng lại vừa phát hiện lộ đề thi.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/lo-de-thi-va-su-bat-luc-cua-nhung-loi-hua-817519.ldo
 

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.