Hoa hậu Phương Nga tố giác: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hãy trả lời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các cơ quan tố tụng là điều tra, kiểm sát hay xét xử cũng có thể sai sót, những vụ án oan sai, thậm chí có vụ oan sai nghiêm trọng đã chứng minh điều này. Cho nên, một công dân tố giác những sai trái đó là cần thiết, là đúng luật và là thể hiện tư cách công dân của một quốc gia dân chủ.
Sau khi được đình chỉ điều tra, mới đây Trương Hồ Phương Nga (hoa hậu Phương Nga) đã có đơn gửi 29 cá nhân, tổ chức để tố giác quyết định trái pháp luật của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM.
Cụ thể, ngày 11.12.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung (từng là bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của ông Cao Toàn Mỹ) không phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Bộ luật hình sự 2015. 
Nhưng tháng 1.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM lại quyết định khởi tố Nga và Dung tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 1999.
Vào thời điểm tháng 1.2019, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực. Theo khoản 3, điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM không được phép khởi tố Phương Nga và Thùy Dung dựa trên Bộ luật Hình sự năm 1999, mà phải chiếu theo Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đơn, Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đã ra lệnh khởi tố trái phép, không tuân theo Bộ luật Hình sự năm 2015 đang có hiệu lực.
Đúng hay sai còn có các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng lá đơn tố giác này là thể hiện quyền của công dân, quyền tự bảo vệ mình và bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.
Đã có nhiều vụ án oan sai, mà nguyên nhân là do sai sót, thậm chí sai phạm của điều tra viên, kiểm sát viên. Có oan sai giải được, nhưng có những mối oan sai theo nạn nhân xuống mồ.
Mới đây, bà Lê Thị Tư nhận được quyết định giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tai nạn giao thông liên quan đến chồng bà là ông Lương Hữu Phước: Hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm. Vụ án được chuyển cho Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra lại.
Nhưng cho dù có được minh oan, thì nạn nhân đã ra đi mãi mãi.
Cũng mới đây, ông Trần Ngọc Chinh (79 tuổi) và gia đình em trai Trần Trung Thám đã có đơn yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường khi phải chịu án oan giết người suốt gần 40 năm.
Những án oan thấu trời này là do những cán bộ của các cơ quan tố tụng làm sai. Nếu bị phát hiện, nhà nước phải è lưng ra bồi thường, và tiền nào bù cho được mất mát mạng sống hoặc đời người.
Cho nên, phải tố giác những trường hợp sai phạm, xử lý kỷ luật, cho ra khỏi ngành.
Cán bộ tinh thông pháp luật và có lương tâm mới xứng đáng chấp pháp.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hoa-hau-phuong-nga-to-giac-co-quan-dieu-tra-vien-kiem-sat-hay-tra-loi-816671.ldo

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.