"Đại dịch tai nạn giao thông" đáng sợ hơn đại dịch COVID-19!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thêm một nạn nhân trong vụ tai nạn thảm khốc ở huyện Sa Thầy ngày 11.7 vừa mới tử vong. Nạn nhân là Hà Trung Lưu (73 tuổi, trú huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) hành khách trên chuyến xe bị nạn được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng nguy kịch. Ông Lưu là nạn nhân thứ 6 tử vong trong vụ tai nạn xe khách rơi xuống vực sâu.

Trước đó, khoảng 22h10 ngày 10.7, xe ôtô nhãn hiệu Mazda, biển số 30F-171.15, do anh Trần Tuấn Anh điều khiển, di chuyển đến đường cua qua nút giao Lê Thanh Nghị và Trần Quốc Nghiễn (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) thì bất ngờ lao xuống biển, 4 nạn nhân đã tử vong.

Chỉ trong vòng 8 tiếng, 2 vụ tai nạn giao xảy ra, cướp đi 10 mạng người, chưa kể nhiều người khác bị thương.

Dịch bạch hầu hoành hành, 3 trẻ em tử vong, ngành y tế địa phương cũng như trung ương tập trung lên Tây Nguyên dập dịch. Nhưng chỉ một vụ tai nạn vừa qua ở Quảng Ninh, hai đứa trẻ tử vong.

Cả một cuộc chiến chống giặc COVID-19, các y bác sĩ giành giật mạng sống từng bệnh nhân. Hôm qua, bệnh nhân 91 trở về Anh, ông ta được cứu bởi các thầy thuốc tận tâm tận lực để bảo vệ một mạng sống của một con người, thứ quý giá nhất trên đời.

Liên hệ thông tin dịch bệnh trên để nói lên một điều, người Việt Nam đã quá “phung phí” sinh mạng cho tai nạn giao thông. Gần chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông hàng năm là quá kinh hoàng. Người bị tai nạn được cứu sống nhưng thương tật vĩnh viễn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội thì cũng sống trong đau khổ.

Tai nạn giao thông là quốc nạn, là một đại dịch triền miên năm này qua năm khác, cướp đi sinh mạng của nhiều người, làm suy kiệt nguồn lực của quốc gia. Việt Nam hãy tập trung dập đại dịch này,  phải chống nó như chống giặc, phải đưa ra quyết tâm cao nhất, quyết liệt nhất, mới có thể thành công.

Đã từng có đề xuất chủ tịch các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông trên địa bàn. Nhưng không ai, chưa từng có ai chịu trách nhiệm, từ chức, trong khi tai nạn giao thông hoành hành dữ dội.

Kiểm tra chặt chẽ thi bằng lái xe cũng từng được đề xuất, nhưng học giả, bán bằng vẫn cứ xảy ra. Bằng lái xe giả có thể dẫn đến hậu quả giết người hàng loạt.

Cũng từng có những đoàn kiểm tra nồng độ cồn, lái xe dương tính với ma túy, nhưng chưa ráo riết, chưa triệt để.

Còn nhiều việc khác nữa phải làm để hạn chế tối đa tai nạn giao thông nhưng chúng ta chưa làm hoặc làm chưa tới nơi tới chốn.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dai-dich-tai-nan-giao-thong-dang-so-hon-dai-dich-covid-19-819126.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.