Trong thành phố không chỉ một cây bất ngờ ngã đổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau vụ cây phượng trốc gốc ngã đè chết một học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng - TPHCM, các trường học gần như bừng tỉnh, vì nhiều trường có cây cao trong sân trường.

 

 Hiện trường vụ tai nạn đổ cây tại Trường THCS Bạch Đằng (TPHCM). Ảnh: L.T
Hiện trường vụ tai nạn đổ cây tại Trường THCS Bạch Đằng (TPHCM). Ảnh: L.T



Còn nữa, ngày 22.5, ở Hải Dương học sinh N.T.A (15 tuổi, lớp 9, Trường THCS Quyết Thắng) tử vong sau thời gian điều trị tai nạn điện giật. Trước đó, A và các bạn cùng lớp cắt, tỉa cành cây phi lao sau sân trường. Trong lúc đang chặt cây, cành phi lao bị đổ chạm vào dây điện cao thế gần đó khiến em A bị điện giật ngã xuống đất.

Học sinh chết vì cây đổ, chết vì bị điện giật ngay trong sân trường.

Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.

Không chỉ là một cành cây, mà nhiều thứ khác có thể gây tai nạn cho học sinh, cho nên Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM yêu cầu các trường cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước, chống dột trong khuôn viên nhà trường; kiểm tra và đảm bảo an toàn hệ thống điện tại các phòng học, phòng chức năng, phòng thí nghiệm, thực hành.

Vẫn biết là đã muộn vì một học sinh ra đi quá đau đớn, nhưng muộn vẫn còn hơn không.

Và cũng hãy nhìn rộng hơn, xa hơn, để thấy những mối nguy đó không chỉ ở trong các sân trường.

Đã có nhiều trường hợp cành cây rơi trúng người đi đường, cây ngã đè lên ôtô đang lưu thông, kể ra không hết. Vì vậy, các cơ quan chức năng quản lý phải chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, phát hiện, xử lý những cây có thể gãy đổ gây nguy hiểm.

Đã có nhiều trường hợp người đi đường bị điện giật chết. Thật khó lường khi mưa xuống, nước ngập, điện rò rỉ. Gặp những sự cố như vậy,  chỉ còn tùy thuộc vào sự may rủi.

Xét cho cùng, một phần tiền thuế của người dân đóng là để trả lương cho các cơ quan, đơn vị chăm sóc cây xanh, bảo vệ cây xanh và bảo vệ con người. Để cho người dân chết vì cây đổ trên đầu, vì điện giật khi đi trên đường, thì chính quyền phải chịu trách nhiệm, còn đơn vị, cá nhân nào đó chịu trách nhiệm trước chính quyền là chuyện tính sau.

Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM chỉ đạo xử lý các mối nguy để đảm bảo an toàn trong các trường học, vậy thì chính quyền thành phố cũng cần triển khai các biện pháp tương tự để đảm bảo an toàn trên toàn địa bàn.

Trong thành phố không chỉ có một cây chực chờ gãy đổ.

Thành phố đang có những đe dọa chết người do sự vô trách nhiệm trong quản lý ở các địa phương.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/trong-thanh-pho-khong-chi-mot-cay-bat-ngo-nga-do-808399.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.