Phải chăng văn hóa nhận trách nhiệm đang là 'của hiếm'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau vụ học sinh tử vong vì bị cây đổ đè, ông Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, khẳng khái: 'Cây đổ trong trường là trách nhiệm của tôi'. Dư luận quan tâm vì văn hóa nhận trách nhiệm đang là 'của hiếm'?
Câu nhận trách nhiệm của vị hiệu trưởng làm dư luận quan tâm. Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Câu nói của ông Phúc giữa hàng chục phóng viên trong buổi họp báo vụ tai nạn cây đổ khiến một học sinh tử vong làm ai cũng cảm thông và chợt nghĩ rằng: văn hóa nhận trách nhiệm đang là "của hiếm" trong thời đại ngày nay?
Trong buổi họp báo chiều 26.5, sau khi trải qua nỗi đau lớn trong sáng cùng ngày, ông Phúc gần như là tiêu điểm của truyền thông. Các báo đặt nhiều câu hỏi về vấn đề trách nhiệm trong câu chuyện này. Sau khi sự việc xảy ra, ông đã mời đơn vị quản lý cây xanh đến trường kiểm tra và nói rõ ràng: "Nếu các anh chị hỏi trách nhiệm đó thuộc về ai thì cây ngã trong trường trước nhất là lỗi thuộc về tôi. Dù tai nạn không mong muốn nhưng cũng đã xảy ra, tôi xin nhận trách nhiệm!".
Ông thẳng thắn chịu trách nhiệm giữa cuộc họp báo căng thẳng được nhận định là có số lượng phóng viên tham dự đông nhất từ khi Trung tâm báo chí TP.HCM bắt đầu hoạt động. Ông đứng nói rõ ràng, thẳng thắn, dù khuôn mặt vẫn còn u uất buồn đau...
Có hàng ngàn lời khen dành cho ông Phúc sau hành động nhận trách nhiệm vụ học sinh tử vong vì cây đổ này. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều người cho rằng sở dĩ ông được khen vì văn hóa nhận trách nhiệm đang là "của hiếm" trong xã hội ngày nay.
Bác sĩ Cao Xuân Minh, nguyên thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: "Thật ra việc nhận trách nhiệm của người đứng đầu là việc bình thường như cân đường hộp sữa. Nhưng nhiều lãnh đạo nhận trách nhiệm không ra hồn nên vụ việc thầy hiệu trưởng nhận trách nhiệm vừa qua đã trở thành điều bất thường. Phải hiểu việc nhận trách nhiệm là bình thường, đời thường...". 
Hiện trường cây đổ trong sân Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) sáng 26.5. Ảnh: NGUYỄN RÔNG
Ở một góc nhìn khác, với tư cách là hiệu trưởng một trường học, hành động nhận trách nhiệm của ông Phúc có ý nghĩa vô cùng tích cực. Đó là mang đến cho những học sinh bài học quý cho riêng mình. Và không chỉ học sinh, mà còn cả giáo viên, những người làm giáo dục, tất cả chúng ta cũng thấm thía bài học ấy. 
Điều đó lớn hơn nhiều những lời ngợi ca mà mọi người đang dành cho ông trong những ngày qua...
Mới đây, Ban giám hiệu Trường tiểu học Quang Trung (P.Vạn Mỹ, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng), liên quan vụ việc học sinh đứng nắng vì đi học sớm khiến dư luận quan tâm, có thông báo trên webiste nhà trường xin nhận trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố, UBND quận Ngô Quyền và phụ huynh học sinh toàn trường. Ban giám hiệu bày tỏ sự việc sự việc xảy ra những ngày qua là rất đáng tiếc, ngoài mong muốn của ban giám hiệu và tập thể đội ngũ giáo viên nhà trường. 
Bạn có đồng ý quan điểm cho rằng văn hóa nhận trách nhiệm đang là "của hiếm"?
Đăng Nguyên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Có lẽ không nên ngạc nhiên lắm về thông tin TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương mà người dân cả nước muốn di cư đến, theo Báo cáo 'Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI): Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023' vừa công bố ngày 2.4.
Bất lực chuyện chó, mèo

Bất lực chuyện chó, mèo

Nhà tôi ở trong một con hẻm tại quận 7, TPHCM. Vì là hẻm cụt, lại xa đường lớn nên không có nhiều tiếng động cơ xe cộ ồn ào. Nhưng cuộc sống không mấy yên tĩnh bởi hầu như sáng sớm nào cả xóm cũng om sòm vì chuyện mấy con chó.