PVN hỏa tốc đề nghị cấm nhập xăng dầu: Phản cảm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi Tập đoàn điện lực Việt Nam làm mọi cách để giảm giá 11.000 tỉ tiền điện cho dân thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lại kiến nghị “hạn chế tối đa”, thậm chí “cấm” nhập khẩu xăng dầu. Nguyên do chỉ vì các công ty lọc hoá dầu trong nước đang... ế.

Một trong những lý do khiến PVN đề nghị cấm nhập khẩu xăng dầu là vì Nghi Sơn đang tồn kho lớn
Một trong những lý do khiến PVN đề nghị cấm nhập khẩu xăng dầu là vì Nghi Sơn đang tồn kho lớn



10%, 11.000 tỉ đồng tiền giảm giá điện có thể là chưa lớn, chưa nhiều, nhưng khẳng định, đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Bộ Công Thương, của EVN. Nhất là trong bối cảnh EVN cũng phải tính đếm từng đồng. Nhất là 11.000 tỉ, một số tiền rất lớn tính trong cân đối sản xuất, kinh doanh và tài chính đối với một DN. So với gói an sinh xã hội 62.000 tỉ, gói của ngành điện cũng bằng tới hơn 1/6.

Cho nên, lời đề nghị của PVN có thể nói là phản cảm đối với một mặt hàng mang tính chất đầu vào của sản xuất, của nền kinh tế, nhất là trong hoàn cảnh các DN phải tính từng xu để giảm chi phí sản xuất.

Nhìn nguyên do của đề nghị cấm nhập khẩu thật ra chỉ quanh 1 chữ “ế”.

Cụ thể: Tồn kho tại Dung Quất và Nghi Sơn luôn ở mức cao... Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%.

Vì tổng lượng nhập khẩu xăng dầu 2 tháng 2020 1,3 triệu tấn, chiếm 39% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Nói đến Nghi Sơn, không thể không nhắc lại một thỏa thuận do chính PVN ký theo đó: Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen... ). Đặc biệt, theo thỏa thuận với liên danh Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.

Và giờ, khi nhà máy này kêu tồn kho, thì PVN liền đề nghị cấm nhập khẩu để tiêu thụ xăng dầu tồn kho.

Sự tồn kho của một vài DN có phải là lý do để áp dụng một biện pháp mạnh? Có phải là cái lý để dân tiếp tục phải chịu đựng?

Nguyên tắc của kinh tế thị trường là thua lỗ liên tục nên đóng cửa. Ít nhất hãy xem Nghi Sơn bình đẳng như tất cả các DN khác, chứ nếu cứ tiếp tục cưng nựng, o bế và tiếp tục đưa ra những chính sách củ cà rốt thay vì cây gậy thì chúng ta còn tiếp tục phải trả giá.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/pvn-hoa-toc-de-nghi-cam-nhap-xang-dau-phan-cam-797292.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.