Xét kỷ luật thầy giáo bán khẩu trang: Thật kỳ cục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cả việc xử lý cô giáo đăng ảnh học sinh đeo khẩu trang giấy ở Nghệ An, cả việc “lôi” thầy giáo bán khẩu trang ở Cà Mau ra kỷ luật đều thiếu yếu tố thiết yếu trong giáo dục. Và yếu tố đó chính là... giáo dục.

 Cô giáo đăng ảnh học trò đeo khẩu trang giấy bị kỷ luật, giờ thầy giáo bán khẩu trang cho học trò cũng bị lập biên bản xử lý... Nhưng để làm gì?
Cô giáo đăng ảnh học trò đeo khẩu trang giấy bị kỷ luật, giờ thầy giáo bán khẩu trang cho học trò cũng bị lập biên bản xử lý... Nhưng để làm gì?



Sự việc thầy giáo T ở Cà Mau bị lập biên bản, bị đưa ra hội đồng kỷ luật vì bán chênh giá khẩu trang cho học sinh đang gây bão dư luận.

Câu chuyện đơn giản: Trên đường tới trường, người thầy này mua 2 hộp khẩu trang và sau đó, bán lại cho học sinh.

Hãy để ý đến những con số: Giá mỗi chiếc khẩu trang thầy giáo mua là 2.600 đồng. Giá bán cho học sinh: 3.000 đồng. Số tiền chênh lệch mà thầy T bị quy kết là bán “giá cao” là 400 đồng/cái.

Giả sử bán hết cả 2 hộp, người thầy sẽ “kiếm lãi” 20.000 đồng. Nhưng trong 2 ngày, cho đến khi bị tố cáo, bị lập biên bản, người thầy mới bán được 20 cái, lãi 8.000 đồng.

2.600-3.000-400 hay 8.000 không phải là dữ liệu của một bài toán. Bởi nó đã mang tới một đáp án phi giáo dục.

400 đồng, không có một mệnh giá đồng tiền nào như thế. Và 400 đồng, nếu vị tha hơn, người ta sẽ thấy nó chỉ vì nguyên do không có tiền “thối” (trả lại). Bởi thực tế ngoài cuộc sống cho biết tờ tiền mệnh giá thấp nhất 500 đồng - đã không còn được sử dụng. Bởi thực tế, ngay cả “thối” tiền lẻ thì vật thay thế cho 500 đồng không mua nổi thứ gì - thường được trả lại bằng một chiếc kẹo cao su.

Bán giá không đúng quy định - Nhà trường quy kết đúng lắm. Nhưng đúng cái lý mà thiếu đi câu chuyện thực tế, thiếu cả cái tình.

Trong mùa dịch bệnh, những chiếc khẩu trang đang là một trong những mặt hàng khan hiếm. Đến mức không ít người đầu cơ, nâng giá nhằm trục lợi. Không ít người gom cả khẩu trang cũ đã qua sử dụng để bán cho đồng bào mình. Không ít những tiểu thương từ chối luôn cả việc bán khẩu trang, từ chối phục vụ những người mang lại nguồn lợi cho mình...

Gần nhất, Chính phủ phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt về xuất khẩu khẩu trang, loại mặt hàng giờ giống y như thiết yếu này.

Nhưng điều đó không có nghĩa chiếc khẩu trang được dùng như một tang chứng, kiểu “chôn rượu lậu” một cách máy móc, cứng ngắc thiếu tình người trong cách mà người ta ứng xử với nhau.

400 đồng càng không phải là thứ “lợi nhuận” để chôn vùi danh dự một con người, nhất đó lại là một thầy giáo.

Nhớ hồi Nghệ An xử lý kỷ luật cô giáo đăng ảnh học sinh đeo khẩu trang giấy, trên Thanh Niên, TS Giáp Văn Dương, một chuyên gia giáo dục nhìn nhận bằng ba chữ “Thật kỳ cục”.

Kỳ cục, bởi theo TS Dương, đây là sự sáng tạo đáng khâm phục khi giáo dục học sinh có thêm một cách nghĩ, một cách làm, một giải pháp khi gặp vấn đề phải xử lý... thì lại bị coi là bêu xấu ngành.

Hình như trong việc xử lý giữa chiếc khẩu trang giấy và 400 đồng tiền chênh một chiếc khẩu trang không chỉ giống nhau ở 2 chữ “Kỳ cục” mà thôi.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/xet-ky-luat-thay-giao-ban-khau-trang-that-ky-cuc-787983.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.