Tin giả, phạt thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, trên mạng internet, nhất là các mạng xã hội, những thông tin liên quan đã xuất hiện với tần số, mật độ, dung lượng rất lớn.


Trong khi các cơ quan có trách nhiệm cố gắng thông tin về dịch bệnh một cách đầy đủ, toàn diện thì rất nhiều cá nhân thông tin trên các trang mạng với nhiều nội dung sai lệch, bịa đặt với nhiều mục tiêu khác nhau, khiến xã hội thêm hoang mang, bất an, như: giả mạo chỉ đạo của Thủ tướng về dịch Covid-19; bịa đặt về những đời tư, hoạt động của bệnh nhân số 17, số 21; giả mạo người có nhiệm vụ để thông tin về những người bệnh không có thật; bịa đặt con số người bị bệnh, người bị xét nghiệm, cách ly… Đã có hàng chục người tung tin giả, bịa đặt lên mạng xã hội được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý theo pháp luật, trong đó có cả những người nổi tiếng, có lượng tương tác lớn trên các mạng xã hội.

Tin giả, bịa đặt, sai sự thật được cố ý lan truyền, thường xuất phát từ các sự kiện lớn, được dư luận quan tâm trong đời sống thực. Mục đích đầu tiên kẻ xấu tung tin giả thường nhắm tới là dụ người dùng bấm vào xem để câu like, câu view, từ đó phục vụ việc quảng cáo, bán hàng, kiếm tiền bất chính. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về người dùng là món lợi nhuận khổng lồ khiến kẻ xấu liên tục tìm cách tạo ra các thông tin giả, lừa người dùng tự nguyện cung cấp thông tin cá nhân. Tin giả được hacker tạo ra còn nhằm phát tán mã độc để kiểm soát thiết bị của nạn nhân, phục vụ các mục đích bất chính khác.

Những người đăng tin giả, tin không chính xác có thể do cố tình với nhiều động cơ khác nhau (như muốn tạo ra sự hoảng loạn). Trên mạng xã hội, thông tin lan truyền gần như ngay lập tức khi nhiều người không có năng lực thẩm định nguồn tin, đọc lướt và tiếp tục chia sẻ. Chính vì thế, “cái giả” đó càng lan nhanh, tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang trong xã hội. Do đó, người dùng, bạn đọc cần nên chủ động tiếp cận những thông tin của các kênh chính thống, không nên chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng; thận trọng để trang cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình không bị lợi dụng, bị kẻ xấu dẫn dắt vào những nội dung sai trái. Nhiều nước như: Thái Lan, Singapore, Đức, Pháp, Nga… đã ban hành các quy định liên quan đến nội dung xử lý đăng và lan truyền tin giả có chủ đích trên mạng xã hội. Mỗi nước đưa ra chế tài xử lý khác nhau, nhưng có một điểm chung là hầu hết có mức phạt rất nặng, thậm chí xử lý hình sự nếu việc đưa tin giả có chủ đích tác động lớn đến xã hội và cộng đồng.

Theo đánh giá của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), các hành vi nói xấu, bôi nhọ tổ chức, cá nhân, đưa tin sai sự thật đã được điều chỉnh ở một số văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó phải kể đến Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng và các nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, với mức độ tác động và tầm ảnh hưởng của các thông tin sai sự thật trên mạng trong thời gian gần đây, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã cập nhật, nhưng vẫn bộc lộ bất cập, hạn chế. Các quy định hiện hành chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý, đặc biệt chưa làm rõ các nội dung liên quan đến tin giả trên mạng xã hội. Cùng với việc thông tin minh bạch về sự kiện, vấn đề người dân quan tâm, cần phải đồng thời xử phạt công khai hình phạt, mức phạt và nhất là việc khắc phục vì cộng đồng như một số nước đã áp dụng để vừa giáo dục cho chính đối tượng kỹ năng lọc tin giả, đồng thời phục vụ cộng đồng.

Từ ngày 15-4 tới, khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý các vi phạm hành chính trong môi trường bưu chính, viễn thông có hiệu lực, các hành vi tung thông tin giả, sai lệch gây hoang mang trên mạng xã hội có thể bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội là vấn đề mang tính toàn cầu. Bên cạnh hành lang pháp lý hiện hành, cần có chế tài mạnh hơn nữa để xử lý thích đáng những kẻ tung tin giả, phù hợp với xu thế phát triển trên không gian mạng của thế giới hiện nay.

Theo TRẦN LƯU (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Có lẽ không nên ngạc nhiên lắm về thông tin TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương mà người dân cả nước muốn di cư đến, theo Báo cáo 'Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI): Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023' vừa công bố ngày 2.4.
Bất lực chuyện chó, mèo

Bất lực chuyện chó, mèo

Nhà tôi ở trong một con hẻm tại quận 7, TPHCM. Vì là hẻm cụt, lại xa đường lớn nên không có nhiều tiếng động cơ xe cộ ồn ào. Nhưng cuộc sống không mấy yên tĩnh bởi hầu như sáng sớm nào cả xóm cũng om sòm vì chuyện mấy con chó.