Cái đẹp bình dị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 "Tuy cái nghèo vẫn còn đeo bám nhưng điều chị sợ nhất là một ngày thức dậy không còn mẹ trên đời. Vậy nên, làm bất cứ điều gì cho mẹ vui, khỏe, chị đều không nề hà. Theo thời gian, mắt mẹ chị chìm dần vào bóng tối, tay bà vụng về, chân bà chậm chạp. Chị bây giờ không chỉ là đôi mắt mà còn là đôi chân, đôi tay cho mẹ".

 

Đó là những dòng đầy tình cảm của Báo Người Lao Động viết về chị Trần Thúy Diễm (quận Phú Nhuận, TP HCM), một trong những tấm gương hiếu thảo điển hình. Cũng trong chủ đề này, bạn đọc dành nhiều thiện cảm cho chị Tạ Ngọc Thùy (quận Tân Bình, TP HCM). Chị được xem là cô con dâu hiếm có giữa thời buổi hiện nay khi sống với gia đình chồng, chăm sóc chu đáo cho mẹ chồng già yếu và 2 anh, chị của chồng bị bệnh tâm thần.

Bên cạnh những tấm gương này, trong những ngày dịch bệnh Covid-19 bùng phát hay hạn, mặn hoành hành ở miền Tây Nam Bộ, biết bao câu chuyện đẹp đã diễn ra. Những chiếc khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn được những người có lòng hảo tâm phát miễn phí cho người dân; giới nghệ sĩ quyên góp trang bị các phòng cách ly và trang phục bảo hộ phòng dịch; mua tặng cho dân vùng hạn, mặn những chiếc bình lọc nước, bồn chứa nước ngọt; là doanh nghiệp lớn, ngân hàng đóng góp hàng trăm tỉ đồng và đội ngũ lao động ở đơn vị cũng trích tiền lương, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ cùng chung tay phòng chống dịch Covid-19... Ở các khu cách ly, hình ảnh các y - bác sĩ thăm khám tận tình, các anh bộ đội vệ sinh doanh trại sạch - đẹp để đón người về cách ly, lo bữa ăn và các sinh hoạt khác cho người bị cách ly hết sức chu đáo... được ghi nhận với sự trân trọng.

Tất cả đều là những tấm gương bình dị giữa đời thường. Như những đóa hoa, cái đẹp tự tỏa hương, không nhiều lời, phô phang hình thức. Cái đẹp đích thực thường chân chất, đơn sơ, như chính tự thân cuộc sống của họ, xem đó là việc phải làm, là phận sự con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; là người dân một nước phải thương nhau cùng; là người lính nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, đều là những câu chuyện lay động lòng người.

Những người có tấm lòng cao cả luôn giữ gìn nhân cách, sống với tâm hồn cao thượng và hành xử đúng đạo lý, quên mình vì mọi người, đem điều tốt đẹp cho xã hội, có hành vi cao đẹp và cho đi mà không hề đòi hỏi phải nhận lại bất cứ thứ gì. Khi đã hành xử với lương tâm trong sáng, những người tốt quanh ta thường luôn sống bình dị, thanh thản, khiêm nhường.

Những tấm gương sáng, những câu chuyện đẹp, hình ảnh đẹp trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn có tác dụng lan tỏa nhanh chóng, đem lại niềm tin cho xã hội về cuộc sống với những ý nghĩa tốt đẹp. Những hành vi đẹp cần được giữ gìn, vun đắp, nhân lên thành nhiều nhân tố điển hình, thành những phong trào sâu rộng để những tấm gương được tỏa sáng, để người khác nhìn vào đó mà soi lại bản thân mình.

Người tốt - việc tốt luôn ở quanh ta, việc họ làm bình thường mà phi thường như những cổ tích giữa đời sống hôm nay. Với họ có thể là thừa, song xã hội vẫn phải nói lời cảm ơn với họ, vì họ xứng đáng nhận lại nhiều hơn thế, bởi từ họ, cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn nhiều.

 

Theo TRẦN ĐỨC (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.