Khi Việt Nam muốn bán 5G cho đất nước của iPhone

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị do Viettel sản xuất, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vừa ngỏ ý muốn bán thiết bị 5G cho Mỹ.
Một tin tức cực kỳ thú vị là Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ngỏ ý muốn bán thiết bị 5G cho phía Mỹ. Tin này cho thấy khả năng thương mại hóa 5G trong năm 2020 là nhãn tiền, bởi đơn giản, người ta không thể rao bán thứ mà mình không có.
8 năm trước, có một buổi tọa đàm mang cái tên khá lạ: “iPhone hay Ai lúa - Lựa chọn phát triển bền vững cho Việt Nam” có một chi tiết rất “đắt” và thật: Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam.
Hay nói ngược lại, người Việt cần làm một tấn gạo mới có giá trị bằng chiếc iPhone.
Giữa một chiếc iPhone, nặng 192 gram và 1 tấn lúa là khoảng cách vời vợi giữa “lao động chất xám” và “lao động chân tay to”, là khoảng cách giữa hàng hóa và giá trị mà chúng tạo ra giữa các nền kinh tế.
Các con số luôn có sức thuyết phục; Giá trị chất xám mà một doanh nghiệp công nghệ như Apple tạo ra được tính bằng điểm % GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mới tinh, Apple vừa hãnh diện thông báo họ đang trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp 2,4 triệu việc làm cho nước Mỹ. Đóng góp khoảng 60 tỉ USD...và tiến tới mục tiêu 350 tỉ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2023.
Giờ hãy thử tưởng tượng, nếu thiết bị 5G của Việt Nam “vào” được nền kinh tế cha đẻ của gã khổng lồ công nghệ Apple? Có lẽ đội tuyển bóng đá lọt vào vòng chung kết World Cup cũng chỉ gây ra sự ngạc nhiên thú vị đến thế là cùng.
Với tốc độ dữ liệu di động tăng gấp đến 100 lần so với mạng 4G hiện nay, người ta có thể tải những bộ phim dài trong chỉ vài giây, người ta sẽ triển khai trên đó công nghệ ôtô tự lái, phẫu thuật bằng robot từ xa, điều khiển cả một thành phố thông minh. Và cũng từ 5G, hoàn toàn có thể tạo ra một nền nông nghiệp thông minh, nơi, có khi người dân tạo ra lúa gạo bằng một chiếc điện thoại thông minh.
Giới chuyên gia công nghệ từng ví von: Nếu 1G giống như chiếc ván trượt, 2G là chiếc xe đạp, 3G là chiếc ôtô, 4G là máy bay thì 5G sẽ giống như tên lửa vậy
Đề xuất bán thiết bị 5G cho Mỹ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ là cơ hội chính xác nhất để kiểm nghiệm những gì chúng ta có. Nó cho thấy ngoài ý nghĩa là một hàng hóa chất xám, 5G đang tạo ra đột phá, như việc phát triển internet ở Việt Nam những năm 90- để tạo ra một hạ tầng cho nền kinh tế số.
Và cơ bản hơn, chúng ta đã lựa chọn để chuyển đổi mô hình phát triển cho một nền kinh tế xuất khẩu mồ hôi, thu hút đầu tư bằng giá rẻ, cạnh tranh bằng cơ bắp...mà 5G chính là một tín hiệu.
Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.