Để không còn câu hỏi: Các thầy cô đang "làm trò" gì vậy!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những vụ thầy giáo lạm dụng, thậm chí "ăn thịt" nữ sinh giờ không hề là cá biệt, đang làm lung lay ngay những "pháo đài" tưởng như bất khả xâm phạm của đạo đức xã hội.
Thầy giáo toán vừa bị bắt giam vì đã "quan hệ" với một nữ sinh chưa đủ 16 tuổi dẫn đến có thai. Cô hiệu trưởng thì phát tán ảnh nóng của thầy hiệu phó. Và, dưới những bản tin trong mục “Pháp luật” ấy không biết bao nhiêu người đã bình luận bằng một câu hỏi.
Thầy giáo toán N.V.C vừa bị công an Kiên Giang bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi quan hệ với người dưới 16 tuổi.
“Người dưới 16 tuổi”, chính là một nữ sinh do thầy dạy dỗ.
Thêm một chi tiết nữa, dù sự việc xảy trong nhiều năm, thầy giáo thậm chí từng đưa nữ sinh đi phá thai nhưng ở trường thì “hai thầy trò luôn có khoảng cách, không có biểu hiện thân mật”. Tức là nhà trường không biết gì. Tức là vô can.
Còn trong vụ “thầy hiệu phó lộ ảnh nóng” ở Cần Thơ, Thanh tra Sở GD-ĐT vừa kết luận chính bà Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm khi đã trực tiếp phát tán ảnh nóng của thầy Hiệu phó.
Trên báo chí, bà Hiệu trưởng đề nghị xử lý thế nào để “lấy lại công bằng, giữ lại hình ảnh của người thầy trong tầm mắt của xã hội...”.
Chắc không ngẫu nhiên, báo chí đều đặt các bản tin này trong mục “pháp luật”. Và đúng, nó không thể nào là giáo dục được.
Có thứ giáo dục nào mà thầy giáo lại quan hệ tình dục với  học sinh của mình- một cô bé con chưa qua tuổi vị thành niên, chỉ bằng tuổi con mình. Làm trò người lớn với một học trò mà gia đình, và cả xã hội đã tin tưởng gửi gắm.
Có thứ giáo dục nào mà thầy hiệu phó chụp ảnh những bộ phận nhạy cảm của chính mình, còn bà hiệu trưởng thì phát tán chúng sau khi phát hiện.
Cần phải nói thật, dù là chuyện “con sâu”, nhưng những câu chuyện vô đạo đức như này đang làm lung tay niềm tin xã hội đối với một môi trường mang tính chất “lô cốt của đạo đức xã hội”.
Trò chuyện với hơn 400 hiệu trưởng trong chương trình Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc”, thầy Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói tuyệt đối đúng: Khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho giáo viên, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh, cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội...”
Hôm nay, chúng ta cũng không thể lấy những ví dụ mang tính chất con sâu để đánh đồng 30.000 vị hiệu trưởng hay 800.000 giáo viên đang ngày ngày tận tụy, thậm chí thầm lặng hy sinh.
Nhưng thật ra, sự bất an của phụ huynh, của xã hội đối với môi trường sư phạm chỉ có thể chấm dứt nếu như hệ thống giám sát đủ mạnh, nếu như hệ thống kỷ luật đủ nghiêm để phát hiện, để ngăn chặn ngay từ những biểu hiện.
Chứ nếu ngay cả những sự vụ tày giời như thầy giáo ngủ với học sinh mà trường vẫn cho rằng không biết gì, vẫn bảo mình vô can thì liệu nỗi bất an có chấm dứt? Thì liệu câu hỏi “các thầy cô đang làm trò gì vậy” sẽ thôi không còn được đặt ra?
Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.