Ái Sa, Huyền Trang: Không cần biết em là ai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyện thăng tiến kỳ lạ của 2 nhân vật nữ ở Đắk Nông, Đắk Lắk mỗi ngày lại có những tình tiết mới.



Nữ điều dưỡng Trương Huyền Trang (SN 1990) khi là nhân viên hợp đồng đã được bổ nhiệm hàng loạt chức vụ quan trọng trong BV Đa khoa huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông (nay là Trung tâm Y tế huyện).

Trong vòng 1 năm 7 tháng, chị Trang được Giám đốc BV Đa khoa huyện ký quyết định giao phụ trách Thủ kho của BV, phụ trách Khoa Điều dưỡng, phụ trách Phòng Kế hoạch, tổng hợp và vật tư, thiết bị y tế. Tháng 11/2018, chị Trang được giao phụ trách Phòng Kế hoạch, nghiệp vụ, điều dưỡng.


 

Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp nơi bà Trang được bổ nhiệm thần tốc
Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp nơi bà Trang được bổ nhiệm thần tốc



Chị này là ai mà lại được ưu ái phân công nhiệm vụ quan trọng trong bệnh viện khi mới là nhân viên hợp đồng? - câu hỏi mà nhiều độc giả thắc mắc.

Bạn Lê Trí hài hước:

“Không cần biết em là ai

Không cần biết em từ đâu

Không cần biết em ngày sau

Ta nâng niu em lên làm lãnh đạo…”.

Bạn đọc có nickname TRUNGTHONG LAI phỏng đoán: “Mình xinh đẹp, mình hiểu biết, mình năng động, linh hoạt và dịu dàng, biết vâng lời thế là mình thăng tiến quá nhanh, thì sao nào?”.

“Mới đọc qua tưởng đây sẽ là một kịch bản phim hài. Hài nhất là câu của ông Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp Phạm Khánh Tùng: “Thời điểm Trang phụ trách, có người là trưởng khoa, bác sỹ chuyên khoa nhưng chuyên môn năng lực không làm được!”. Cô này học điều dưỡng ở đâu sao giỏi thế nhỉ? Không hiểu cô ấy là con ai?”.

Cũng chính câu thanh minh của ông Giám đốc Trung tâm y tế đã khơi mào cho hàng loạt bức xúc của độc giả nói chung và những người trong ngành y nói riêng.

Bạn đọc Văn Thi buồn bã nói: “Trưởng khoa, bác sĩ chuyên khoa nhưng chuyên môn, năng lực không làm được, không bằng với người tốt nghiệp điều dưỡng trung học.

Hiểu sao nhỉ? Ngành giáo dục chúng ta bị lẫn lộn giữa chương trình đào tạo bác sĩ với chương trình điều dưỡng trung học à? Hay chị điều dưỡng đó là thần đồng, chỉ cần học trung học điều dưỡng thôi là có thể giỏi hơn, có năng lực hơn những người phải tốn đến 6 năm học bác sĩ và thêm một số năm phải học và tu nghiệp để có thể thành bác sĩ chuyên khoa và phấn đấu nhiều năm mới làm trưởng khoa.

Nếu người học trung học điều dưỡng đó giỏi đến vậy, thần đồng đến vậy sao nhà nước chưa biết và khen thưởng xứng đáng nhỉ!”.

Là người trong ngành y, bác sĩ tên Hồng lý giải: “Dễ hiểu thế còn bàn cãi nhiều làm gì. Điều dưỡng chưa hợp đồng, mà lại có năng lực hơn bác sĩ và các điều dưỡng khác có biên chế! Chuyện hài”.

“Cô này trẻ, chắc là đẹp nên sẽ làm được những việc mà trưởng khoa, chuyên môn tốt nhưng lớn tuổi không làm được”, Hoài Nam nhận định.

Ái Sa hay ái nữ tung hỏa mù?

Thắc mắc “em là ai?” không chỉ dừng lại ở điều dưỡng 9X Trương Huyền Trang mà vụ việc Trần Thị Ngọc Ái Sa (Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) ngày càng khiến dư luận hoang mang khi lật mở thông tin.


 

Rốt cuộc, Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk là ai?
Rốt cuộc, Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk là ai?



Những tưởng câu hỏi về nhân thân Trưởng phòng đã dừng lại khi bà này thừa nhận mình tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo; dùng bằng cấp 3 của chị gái Trần Thị Ngọc Ái Sa để đi học, thăng tiến.

Tuy nhiên, khi PV VietNamNet về quê của bà ở Đà Lạt, Lâm Đồng để xác minh thì một sự thật khác lại khiến dư luận “té ngửa”.

Địa phương cho biết, có bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973) đang sinh sống, cư trú tại tổ 17 (phường 6) nhưng chưa từng được giới thiệu kết nạp Đảng, chưa từng xác minh lý lịch Đảng.

Giám đốc BV - được cho là nơi chị gái bà Thảo đang công tác cho biết, nữ hộ sinh Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973) vừa có tường trình gửi lãnh đạo. Bà Ái Sa cho biết, không có em gái tên Trần Thị Ngọc Thảo mà chỉ có em tên là Trần Thị Ngọc Thêm (SN 1975).

Vậy con người bằng xương bằng thịt, là Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk kỳ thực là ai? Là Ngọc Thảo, là Ái Sa hay là Ngọc Thêm?

Trước diễn biến bất ngờ này, bạn đọc Việt Khoa nhận xét: Chuyện về cô Ái Sa ngày càng đến hồi gay cấn... Nếu cứ theo cái gọi là “thuyết âm mưu” thì nhân vật đứng sau để “đạo diễn” vụ này cũng “không phải dạng vừa đâu”.

Thành Huế (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.