'Hội chứng' 200.000 đồng và sự bỡn cợt luật pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức phạt 200.000 đồng với những hành vi đồi bại, vô văn hóa chẳng khác nào một trò đùa với sự nghiêm minh của pháp luật.
Chưa bao giờ con số 200.000 đồng lại trở nên “nổi tiếng” như lúc này. Sàm sỡ trong thang máy phạt 200.000 đồng; biến thái thủ dâm trên xe buýt phạt 200.000 đồng; nay thóa mạ, mạt sát nhân viên hàng không, kêu gào làm náo loạn cả sân bay cũng chịu cùng mức phạt.
Không ít người giờ đã coi con số 200.000 đồng như thước đo của những hành vi đồi bại, là cái giá phải trả cho những hành vi đi xa chuẩn mực đạo đức xã hội. 
Mức phạt 200.000 đồng với những hành vi đồi bại, vô văn hóa chẳng khác nào một trò đùa với sự nghiêm minh của pháp luật.
Mức phạt 200.000 đồng với những hành vi đồi bại, vô văn hóa chẳng khác nào một trò đùa với sự nghiêm minh của pháp luật.
Còn nhớ, cách đây ít lâu, khi Đỗ Mạnh Hùng – kẻ sàm sỡ cô gái trẻ trong thang máy ở Hà Nội bị xử phạt 200.000 đồng, con số ngay lập tức gây nên phản ứng gay gắt trong dư luận, trở thành chủ đề cho những bài viết, clip nhạo báng xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền khi đó bức xúc, mức phạt 200.000 đồng với kẻ sàm sỡ cô gái trong thang máy “như cái nhếch mép vào cái gọi là sự ngay thẳng của cơ quan công quyền, sức mạnh công lý”.
Liên tiếp sau đó, những vụ việc, hành vi bệnh hoạn tương tự như sàm sỡ, hay thủ dâm trên xe buýt đều chỉ bị xử phạt 200.000 đồng khiến nhiều người không khỏi ngáo ngán.
Ở vụ việc mới nhất diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất, nữ đại úy công an mặc sức chửi rủa thậm tệ một nhân viên hàng không chỉ vì tranh cãi trong việc ký gửi hành lý. Cuộc thóa mạ khiến những ai chứng kiến sau đó không khỏi bàng hoàng về cách cư xử của một chiến sỹ công an.
Người ta tưởng tượng những ngôn từ đó chỉ có thể phát ra từ “hàng tôm, hàng cá”, từ những kẻ côn đồ nơi “đầu đường xó chợ”, chứ không thể từ một người có học thức, một chiến sỹ công an ở ngay tại một cảng hàng không quốc tế.
Sau sự việc “dậy sóng” dư luận ấy, Đồn công an sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra quyết định xử phạt 200.000 đồng đối với nữ đại úy công an nói trên. Lần này, con số không còn khiến nhiều người bất ngờ hay phải lắc đầu ngáo ngán nữa, thay vào đó họ bật cười!
Rõ ràng, mức phạt 200.000 đồng là chỉ là phạt cho có, rất thiếu răn đe, chẳng khác nào “gãi ngứa” vào các sai phạm tày đình.
Lên tiếng sau vụ việc, chị này còn thiếu tinh thần cầu thị và chấp pháp khi cho rằng, chính nhân viên sân bay là những người tỏ thái độ thiếu tôn trọng trước mới khiến mình “nổi khùng” như vậy. Thậm chí nữ cán bộ này cho rằng, những clip xuất hiện trên mạng đã được cắt ghép và nhân viên sân bay là những người “diễn sâu”.
 
Chính mức phạt 200.000 đồng "rẻ mạt" dành cho những kẻ vô học, trọc phú, cửa quyền này chỉ như trò đùa nên chúng ngày càng lộng hành, bỡn cợt, coi thường luật pháp, chà đạp lên những người yếu thế.

Chị này tuyên bố sẽ không chấp hành mức phạt 200.000 đồng và “sẵn sàng theo đuổi đến cùng sự việc”.
Chưa cần biết nguyên nhân của vụ việc do đâu, nhưng rõ ràng cách ứng xử như vậy ở một chiến sỹ công an là không thể chấp nhận. Thái độ thiếu cầu thị, không nhận lỗi của nữ cán bộ này lại càng đáng lên án. Nó thể hiện sự ngông cuồng, thách thức dự luận của những kẻ làm sai. 
Chính mức phạt 200.000 đồng "rẻ mạt" dành cho những kẻ vô học, trọc phú, cửa quyền này chỉ như trò đùa nên chúng ngày càng lộng hành, bỡn cợt, coi thường luật pháp, chà đạp lên những người yếu thế.
Người ta viện lý do “quy định là như thế”, “luật chỉ cho phép xử phạt như vậy” để đưa ra hình thức xử phạt nhưng họ quên mất rằng, luật pháp là do con người đặt ra.
Luật pháp không phải là thứ bất định. xã hội luôn thay đổi, những quy định lỗi thời, xa rời thực tế không thể mãi tồn tại.
Nhà làm luật cần dựa vào thực tế để xây dựng quy định, những người thi hành luật pháp lại càng cần phải dựa vào thực tế để đưa ra đề xuất thay đổi những thứ không còn phù hợp.
Không thể chỉ cứng nhắc dựa vào những quy định lỗi thời, đó là sự ngụy biện của thói vô trách nhiệm. Nếu chúng ta cứ mãi dựa vào những quy định đó, chẳng khác nào cổ vũ cho những hành vi đồi bại, vô văn hóa tiếp tục hoành hành.
Trương Huyền (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).