Điểm nóng Iran: Lợi ích quốc gia và tình bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những nhận xét của trang phân tích Á-Âu rất gượng ép khi nêu ra các ví dụ rời rạc và không đặt trong bối cảnh lịch sử.
Gán ghép những ví dụ điển hình và...rời rạc
Trang phân tích Á-Âu cho rằng, trong trường hợp Mỹ kích hoạt một cuộc chiến với Iran dẫn tới sự leo thang nghiêm trọng ở Trung Đông, Nga có thể ủng hộ Mỹ và Israel nhiều hơn là “đồng minh” Iran.
“Bằng chứng” đầu tiên được dẫn ra để chứng minh cho luận điểm trên là việc Nga từng từ chối cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-400 dù đã được các nhà lãnh đạo cấp cao ở Tehran yêu cầu. Kremlin giải thích rằng “thương vụ này có thể kích động thêm căng thẳng ở Trung Đông”.
Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ mà chưa bán cho Iran ?
Theo trang phân tích Á-Âu, Nga đã cố gắng tránh bất cứ sự đối đầu nào với các cường quốc lớn trong khu vực và phương Tây xung quanh vấn đề nhạy cảm này. Tuy nhiên, Nga lại không do dự khi bán tên lửa S-400 cho một thành viên của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ.
Hồi năm 2010, Nga cũng đã từ chối bán S-300 cho Iran để tránh sức ép từ Mỹ và Israel. Trang phân tích Á-Âu cho rằng giới chức Nga sau đó thừa nhận rằng quyết định này là một sai lầm, song đã quá muộn, bởi nó đã làm tổn hại đến hình ảnh một nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy của Nga.
Ngoài ra, bài viết cũng lấy thêm ví dụ liên quan tới Syria. Đó là sự kiện hồi tháng 9/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố “Nga sẽ chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho các lực lượng vũ trang Syria trong vòng hai tuần nữa”.
Thế nhưng, ngay sau tuyên bố này, Israel đã tiến hành hàng loạt vụ không kích tại Syria, nhắm vào quân đội Syria cũng như các lực lượng Iran và thân Iran. Kết luận trang này đưa ra là, hoặc là S-300 không đủ hiệu quả để chống lại không quân của Israel, hoặc là Nga đơn giản đã không giữ lời hứa cung cấp hệ thống tên lửa này cho Syria.
Thực tế cho thấy không chỉ không quân Israel mà ngay cả Mỹ cũng phải "câm nín" trên bầu trời Syria khi Nga quyết tâm tạo lưới lửa
Bên cạnh đó, việc Nga “bỏ mặc” người Serbia hồi năm 2003 khi rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Bosnia-Herzegovina và Kosovo cũng được “tính” vào danh sách các bằng chứng cho thấy Nga không đáng tin cậy.
Còn trong trường hợp của Armenia, một “đồng minh” khác của Nga, thì được cho là thường xuyên nghi ngờ về mối liên minh với Moscow. Năm 2017, Nga đã chuyển giao một đợt tên lửa chống tăng cho Azerbaijan theo một phần trong một thỏa thuận vũ khí sinh lời với Baku vốn bị Armenia kịch liệt phản đối.
Lợi ích quốc gia và tình bạn?
Trở lại với vấn đề Syria, bài viết cho rằng Nga cũng đang “nỗ lực thiết lập một sự cân bằng ở Syria”. Tức là, Nga một mặt hỗ trợ quân đội Syria chống lại tổ chức khủng bố IS và nhiều nhóm thánh chiến khác, nhưng một mặt lại không có bất cứ hỗ trợ nào cho các lực lượng vũ trang của Syria để chống lại các cuộc không kích thường xuyên của Israel. Do đó, điều này giải thích tại sao một số nhà phân tích tin là Nga đang hành động với tư cách một đồng minh của Israel.
Bài viết cho rằng Nga có khả năng bảo vệ các lực lượng của Iran ở Syria bằng các hệ thống phòng không và không lực của mình ở Syria nhưng lại lựa chọn không sử dụng chúng để cản trở Israel.
Ngược về quá khứ, trang phân tích Á-Âu cho rằng Nga từng sử dụng Iran làm đối trọng hay đòn bẩy để cân bằng quan hệ với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Washington. Ví dụ, Nga đã không ngần ngại bỏ phiếu ủng hộ tất cả 6 nghị quyết mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua chống lại Iran từ năm 2006 đến 2010.
Nga sẽ đứng về bên nào nếu bùng nổ cuộc chiến Mỹ-Iran?
Trong tình huống hiện nay, bài viết cho rằng Nga sẽ là một trong những bên hưởng lợi lớn nhất về địa chính trị, chủ yếu do giá dầu có thể tăng vọt, nếu bùng nổ cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran. Khi đó, Iran sẽ bị cô lập hoàn toàn và có thể giúp Nga giành lại các thị trường đã mất ở Trung Á.
Ngoài ra, bài viết cho rằng Nga có thể hi sinh Iran để tìm cách tháo gỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU cũng như mong muốn củng cố quan hệ với Washington.
Những nhận xét trên của trang phân tích Á-Âu rất gượng ép khi nêu ra các ví dụ rời rạc và không đặt trong bối cảnh lịch sử. Bên cạnh đó, bài viết đánh giá quá thấp quyết tâm của giới lãnh đạo Nga cũng như năng lực của các đồng minh mà Nga đang sát cánh như Syria hay Iran.
Người dân Syria tập trung trước đại sứ quán Nga ở Damascus để bày tỏ sự ủng hộ sự hiện diện của Nga
Nếu nói về việc sử dụng vũ khí làm “mồi câu” thì hơn ai hết, Mỹ là bậc thày trong lĩnh vực này. Chính trang MPN của Mỹ từng tố cáo Mỹ kiếm lời từ ngành công nghiệp quốc phòng bằng cách cung cấp vũ khí cho các bên xung đột.
Để đảm bảo lợi nhuận cao cho các công ty quốc phòng, những nhà tài trợ cho các quan chức đắc cử và được bổ nhiệm, Mỹ cần gây chiến để làm gia tăng nhu cầu vũ khí trên thế giới. Theo MPN, Mỹ là quốc gia gây chiến nhiều nhất thế giới, nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.
Ngay trong cuộc chiến Syria, Mỹ đã “nhảy vào” và sẵn sàng thả bom như đã từng làm đối với bất kỳ quốc gia nào khác, lần này với cái cớ quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường để tấn công Syria. MPN gọi đây là “thói đạo đức giả” của Mỹ bởi chính Mỹ từng làm ngơ khi Israel sử dụng vũ khí hóa học.
Trước đó, Mỹ đã tài trợ, hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân ở Syria. Các nhóm này không chỉ chống lại quân đội Syria mà còn đánh lẫn nhau bằng vũ khí của Mỹ.
Không thể phủ nhận quyết tâm và độ tin cậy của Nga ở Syria
Trở lại với Thế chiến II, Mỹ tham gia phe Đồng minh sau sự kiện Trân Châu cảng tháng 12/1941 nhưng những bằng chứng lịch sử cho thấy cũng chính Mỹ đã góp phần xây dựng bộ máy chiến tranh khổng lồ cho phe Trục.
Theo thống kê, các hãng GM và Ford của Mỹ với các nhà máy ở Đức đã sản xuất ra tới gần 90% số xe bọc thép bánh xích sau và hơn 70% xe tải hạng nặng và hạng trung cho quân đội “Đế chế”. Tình báo Mỹ phải thừa nhận số lượng phương tiện này là xương sống cho hệ thống vận tải của quân đội Đức.
Trong quan hệ quốc tế, việc đánh giá thế nào là đáng tin cậy và thế nào là “bất tín” đôi khi còn phụ thuộc vào góc nhìn và vị thế của người quan sát. Bên cạnh đó, việc các quốc gia buộc phải cân bằng lợi ích hoặc hành xử phù hợp với thực lực của mình là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, hình ảnh “mẫu mực” về việc bỏ rơi “đồng minh” thì không ai có thể vượt được nước Mỹ. Điều này đã được lịch sử chứng minh và ngày nay không ít bạn bè và đồng minh của Mỹ vẫn đang cảnh giác trước nguy cơ này.
Đông Triều (Đất Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.
Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Sắp tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024), chúng ta đều cảm nhận được lý tưởng và hoạt động của Đoàn suốt 93 năm qua là nhất quán, với một mục đích Đoàn tập hợp thanh niên là vì dân vì nước.
Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Trước cao điểm mùa nắng nóng năm nay, các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại nhập viện và tử vong do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn, cào. Trong đó, phần lớn là trẻ em.