231 cái tát - vết nhơ khó xóa của ngành giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chẳng ở đâu, chẳng ai có thể chịu bị một lúc 231 cái tát, ngành giáo dục có lẽ phải rất lâu mới xoá được vết nhơ này.
 Học sinh chịu 231 cái tát đã phải vào viện cấp cứu
Học sinh chịu 231 cái tát đã phải vào viện cấp cứu
Sự việc cô giáo ở Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chỉ đạo học trò của mình tát một học sinh 230 cái và bản thân mình “bồi” thêm một cái tát “chí mạng” khiến học sinh này phải nhập viện – khiến tôi uất nghẹn, cạn lời.
Bản thân tôi luôn muốn dành những lời tốt đẹp nhất để tri ân những người làm nghề trồng người. Thầy, cô giáo mang trí thức đến cho tôi và dạy tôi cách làm người. Thế nhưng, thời gian qua, có quá nhiều hành động của những người làm nghề cao quý khiến xã hội phải lên án và lo sợ vì một môi trường giáo dục đầy bạo lực.
Cái tát chí mạng của cô vào mặt cậu học trò 11 tuổi khiến bao người choáng váng! Rõ ràng, đạo đức sư phạm đang rất có vấn đề. Vấn đề đó bắt nguồn từ đâu? Theo như những gì các cô nói thì đó là vì áp lực thi đua, thành tích. Từ lâu ngành giáo dục đã phát động phong trào nói không với bệnh thành tích. Để đến mức phải có một phong trào như vậy thì có nghĩa căn bệnh này đã rất trầm kha, nó khiến cả xã hội đảo điên vì một thứ thành tích không có giá trị thực tiễn... và người phải gánh chịu nhiều nhất chính là thầy và trò, áp lực ấy lây sang cả các phụ huynh. 
Thành tích để làm gì khi mà chỉ một kỹ năng đơn giản là thấy đúng thì ủng hộ, thấy sai thì phải biết phản ứng… các em lại không thể làm được. Khi cả lớp bị ép tát một bạn, dù biết là sai trái nhưng tất cả đều răm rắp làm theo mà không dám phản ứng. Nguy hiểm hơn, các thầy cô đã tạo ra một lối "đồng phục" về tư duy, khiến cho cái sai nhưng  nếu nhiều người làm theo thì mặc nhiên sẽ trở thành đúng.
Sự việc sai trái tày trời ấy còn suýt bị nhà trường dìm đi chỉ vì trường sắp đón nhận trường chuẩn.
Và lý do cô giáo đưa ra để bao biện cho hành động của mình ngoài áp lực thành thích còn là vì “nóng giận”.
Cô giáo như mẹ hiền, vậy vì sao mà lại có chuyện cô bắt trò uống nước lau bảng, dúi đầu học sinh vào tường và giờ thì cho học sinh xếp hàng tát bạn đến nhập viện?
Cách tư duy giáo dục theo kiểu bạo lực “bá quyền, bá đạo” ấy dễ tạo cho các em một thói quen lấy kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, lấy số đông chèn ép số ít, và nghĩ rằng khi mình có quyền lực thì muốn hành xử thế nào cũng được. Sự việc này sẽ ám ảnh những học sinh hành động theo chỉ đạo của cô suốt đời; là một vết nhơ khó xoá đối với ngành giáo dục. Những giáo viên như vậy không còn đủ tư cách đứng trên bục giảng và phần còn lại sẽ do pháp luật xử lý.
An Nhi/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.