Gia Lai: Thanh tra toàn diện các Ban QLR để truy tận gốc tiêu cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trang trại của Trưởng BQL Bắc Biển Hồ (đã bị bắt giam) nằm trên đất lâm nghiệp. Ảnh: Đ.V
Trang trại của Trưởng BQL Bắc Biển Hồ (đã bị bắt giam) nằm trên đất lâm nghiệp. Ảnh: Đ.V
Lợi dụng nhiệm vụ bảo vệ rừng, nhiều cán bộ biến chất tại các Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ đã trục lợi hàng tỉ đồng. Chống thâm thủng ngân sách, cả Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh Gia Lai đã thống nhất chỉ đạo Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện tất cả các BQL rừng, các Cty Lâm nghiệp và Vườn Quốc gia trên toàn tỉnh. Đây là đòn đánh trực diện mà Gia Lai nhắm vào nạn tham nhũng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Tỉnh quyết liệt
Sau khi truy thu 5,3 tỉ đồng chi sai, có dấu hiệu trục lợi tại BQL rừng Đắk Đoa (báo Lao Động số 245, ngày 20.10), rất cương quyết, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đề nghị thanh tra ngay BQL rừng phòng hộ Ayun Pa. Bởi lẽ, BQL Ayun Pa gần đây liên tục để xảy ra các vụ phá rừng.
Chính sách trồng rừng bị bỏ ngỏ, phớt lờ dù rằng ngân sách rót về không phải ít. Chính vì vậy, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã phải chủ trì, cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp khẩn với Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo “tấn công” vào nạn tham nhũng ngân sách núp bóng việc “bảo vệ rừng ảo”. Từ chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã đề nghị Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra toàn diện tất cả các BQL, Cty Lâm nghiệp trong năm 2019. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai - Ngô Ngọc Sinh đã ký ngay văn bản 2164/UBND-NC để chỉ đạo thanh tra thực thi nhiệm vụ.
Sự cương quyết của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai - Dương Văn Trang không phải không có cơ sở khi vào trung tuần tháng 10.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn khởi tố 8 cán bộ của BQL Bắc Biển Hồ và UBND TP.Pleiku do trục lợi đất lâm nghiệp và chiếm đoạt ngân sách, dù đã có 5 cán bộ bị khởi tố trước đó, Trưởng ban BQL Bắc Biển Hồ đã bị bắt giam. Giữa tháng 10.2018, Viện Kiểm sát đã phê chuẩn 4 lệnh khởi tố. Sai phạm của BQL Bắc Biển Hồ là 15 cán bộ từ Trưởng ban đến nhân viên đã để mất 2.471ha đất lâm nghiệp; lấn chiếm hơn 84.000m2 đất lâm nghiệp để làm trang trại trồng càphê, tiêu, xây nhà kiên cố trục lợi và có dấu hiệu chiếm đoạt 2,4 tỉ đồng khi chi ngân sách không có chứng từ.
Thủ đoạn tinh vi
Nhiều thủ thuật lợi dụng việc trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng “vơ vét” ngân sách tại các BQL đều bị bóc gỡ. Tháng 8.2018, chính Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đề nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với sai phạm tại BQL rừng Ia Grai. Cụ thể, BQL được giao 17 tỉ đồng ngân sách trồng và chăm sóc 717ha rừng nhưng đã để mất đến 480ha rừng và thất thoát 15 tỉ đồng.
Việc trục lợi của BQL Ia Grai là khai khống việc trồng rừng và giả chữ ký nhận tiền khoán bảo vệ rừng. Ví như 6,4 tỉ đồng đầu tư cho việc trồng và chăm sóc 123,5ha tại xã Ia Chiă (huyện Ia Grai). Tuy vậy, chỉ có 3,67ha rừng còn sống, ứng với số tiền hiệu quả chỉ là 191 triệu đồng, còn 6,2 tỉ đồng đầu tư coi như mất trắng. Hay như hợp đồng với ông Siu Nghét (trú xã Ia O, huyện Ia Grai) chăm sóc 30,1ha rừng với số tiền 728 triệu đồng. Đáng nói, các chữ ký trên 4 phiếu chi là do nhân viên BQL nhờ ông ký hộ để chiếm đoạt 728 triệu đồng, còn ông chỉ được trả công 50 nghìn đồng.
Sai phạm như có hệ thống trong các BQL, bởi trước đó hồ sơ sai phạm của hai BQL Bắc An Khê và Ya Hội cũng phải đặt lên bàn Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai. Thanh tra tỉnh có kết luận, phát hiện: Trong 1.266,3ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, BQL Bắc An Khê để mất 251,93ha rừng và 882,62ha đất lâm nghiệp của BQL Ya Hội bị lấn chiếm, để mất 166,72ha rừng. Tổng cộng đã có 418,65ha rừng do hai BQL bị mất, trong đó có đến 329,55ha là rừng tự nhiên. Rừng ở đây chủ yếu là bán thường xanh. Theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL (ngày 31.12.2013) của Tổng cục Lâm nghiệp, rừng thuộc danh mục bán thường xanh có trữ lượng từ 50 - 100m3 gỗ/ha. Trữ lượng gỗ của 329ha rừng tự nhiên bị mất được xác định từ 16.450 - 32.900m3. Như vậy, hàng chục ngàn khối gỗ bị thất thoát đã đi đâu, vào túi ai? Ai đã vẽ ra kịch bản đất lâm nghiệp bị lấn chiếm từ đó trục lợi số lâm sản trên? Trả lời câu hỏi này, Tỉnh ủy Gia Lai đã có văn bản số 422-TB/TU thống nhất yêu cầu chuyển hồ sơ sang công an.
Đình Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).