Dấu ấn Hội nghị Trung ương 8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có lẽ chưa bao giờ một hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lại được nhân dân quan tâm như Hội nghị lần thứ 8 (khóa XII). Bởi lẽ, hội nghị diễn ra trong thời điểm đất nước có quá nhiều việc phải tính đến. Đó là tình hình phát triển kinh tế-xã hội trên đà khởi sắc, là cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng đang đến hồi quyết liệt; là công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động; là giới thiệu để Quốc hội bầu bổ sung vị trí nguyên thủ quốc gia, sau sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vì bạo bệnh.
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 8. (nguồn: VOV)
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 8. (nguồn: VOV)
Kinh tế-xã hội trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII đang tạo đà và động lực mới để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm (2016-2020). Tuy nhiên cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích và kinh nghiệm, bài học đúc rút được từ thực tế đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; có giải pháp cụ thể hơn nữa để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, minh bạch hóa chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi trên tinh thần liêm chính-vì dân-vì doanh nghiệp.
Việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đang được tiến hành. Ai sẽ là hạt nhân lãnh đạo đất nước là điều mà cán bộ, nhân dân cả nước hết sức quan tâm. Vì sao trong nhiệm kỳ này, chúng ta phải kỷ luật nhiều cán bộ đến thế? Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, rồi đến cấp Tổng cục… có người bị cách chức, có người bị vào tù. Không sung sướng gì khi nhìn đồng chí, đồng đội mình như vậy nhưng đây là việc phải làm. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “kỷ luật một người để cứu muôn người”.
Nhìn kỹ thì hầu hết những sai phạm ấy đều xảy ra từ trước, mà bây giờ phải làm việc “dọn dẹp”. Cũng những con người ấy, cơ cấu tổ chức, vận hành như thế, vậy mà sao lại có nhiều cán bộ cao cấp sai phạm trong thời gian dài đến giờ mới đưa ra ánh sáng. Đây là một câu hỏi lớn mà những người lãnh đạo đất nước phải nghĩ suy. Trả lời được câu hỏi này sẽ lý giải được vì sao niềm tin của người dân vào Đảng có phần giảm sút trong thời gian qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ngọn cờ tiên phong đi tìm câu trả lời ấy. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng quyết liệt với nhiều vụ đại án bị phanh phui, nhiều cán bộ “dính chàm” phải ra trước vành móng ngựa, nhiều cán bộ cao cấp bị kỷ luật… đã chứng minh quyết tâm làm trong sạch bộ máy của người đứng đầu Đảng ta. Dẫu “không vui vẻ” như cách nói của Tổng Bí thư tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây, nhưng nhờ đó mà lòng tin của dân vào Đảng và Nhà nước được củng cố, bồi đắp. Đây là điều ai cũng phải công nhận.
Đó là lý do vì sao tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lại bàn về trách nhiệm nêu gương của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Người lãnh đạo, ngoài tài năng, đức độ thì lòng tự trọng cũng là một phẩm chất rất quan trọng. Cán bộ càng lớn, lòng tự trọng càng phải cao. Chủ động từ chức khi thấy mình không còn uy tín, không còn xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân là biểu hiện cao nhất về lòng tự trọng của người lãnh đạo. Một khi đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng là những tấm gương sáng về sự trong sạch và tinh thần tận tâm cống hiến vì nước, vì dân thì không lẽ gì lại có ai đó muốn đi ngược lại những gì mà mình đã hứa trong ngày nhậm chức!
Việc Trung ương thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, điều mà ai cũng cho là ý Đảng hợp lòng dân! Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã chứng tỏ Tổng Bí thư là người xứng đáng cho vị trí nguyên thủ quốc gia, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân và yêu cầu của đất nước lúc này.
Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).