Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Hướng về cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sắp tới, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 9 - 11/11/2018, với sự tham gia của khoảng 1.200 nghệ nhân, diễn viên thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên.

Đội cồng chiêng thanh thiếu niên xã Hà Tây (huyện Chư Pah) tham gia Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Ảnh: N.T
Đội cồng chiêng thanh-thiếu niên xã Hà Tây (huyện Chư Pah) tham gia Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Ảnh: N.T

Các hoạt động chính tại Festival Văn hóa cồng chiêng gồm có: lễ hội đường phố diễn ra trên các đường phố chính ở TP. Pleiku; phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa như: mừng lúa mới, mừng nhà rông mới, phục dựng nghi lễ của các dân tộc; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; sinh hoạt văn nghệ dân gian như diễn xướng sử thi Tây Nguyên, hát dân ca; triển lãm ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; triển lãm và trình diễn nhạc cụ các dân tộc.

 

Nhà thơ Văn Công Hùng.  Ảnh: N.T
Nhà thơ Văn Công Hùng. Ảnh: N.T

Nói về Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhà thơ Văn Công Hùng-một trong những người yêu mến, trân trọng những giá trị nhân bản của văn hóa phong tục Tây Nguyên, nhận định: “Theo tôi, Festival Văn hóa cồng chiêng nên tập trung vào không gian văn hóa của nó. Không gian văn hóa cồng chiêng là một tổ hợp các yếu tố bền chặt quyện vào nhau không thể tách rời. Đấy là làng nhà sàn với nhà rông những cái sân đất hoặc chái cầu thang những đống lửa và rượu cần những tù đọng và khát vọng những phân đoạn và miên man những cố định và vươn tới... Với người Ê Đê M'Nông... thì còn là ghế K'pan. Có những bộ chiêng giá bằng voi bằng trâu trắng rồi là người chơi. Người chơi là chủ thể của một cuộc chơi chiêng và phía sau người chơi chiêng là người chỉnh chiêng. Chiêng còn mang ý nghĩa tâm linh đối với cộng đồng hoặc từng cá nhân. Nghệ nhân chơi chiêng là họ đang thực hiện nghi lễ. Có nghi lễ vui và nghi lễ buồn có nghi lễ mở và nghi lễ linh thiêng có nghi lễ ngẫu hứng và nghi lễ quy luật... và điều quan trọng nữa với chiêng ai cũng là chủ trong không gian ấy không có ai là người diễn ai là người xem. Tất cả là chủ thể của cái không khí lễ hội hừng hực mê đắm đang diễn ra, từng thành viên từng khoảnh khắc trong cái không gian sôi đặc hỗn độn và thời gian miên trải kia đều gắn chặt với nhau tạo nên cái mà bây giờ chúng ta gọi là không gian văn hóa cồng chiêng để mà UNESCO đã phải công nhận nó là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại và để mà tháng 11 này chúng ta tổ chức một Festival lớn về cồng chiêng tại Gia Lai”.

Trong Festival lần này, tỉnh Gia Lai cũng đặc biệt quan tâm đến lễ hội dân gian, tức là yếu tố cộng đồng và yếu tố dân gian. Chính vì vậy, các hoạt động của Festival hướng tới người dân, hướng tới cộng đồng- những chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng. Tỉnh Gia Lai đã có sự chuẩn bị chu đáo từ năm 2017, đặc biệt là ở các buôn làng, nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc.

Trong năm 2017 và năm 2018, tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức lễ hội cồng chiêng nhằm chuẩn bị lực lượng để tham gia Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Đối với Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhà thơ Văn Công Hùng cũng bày tỏ những kỳ vọng: “Nó” phải là của nhân dân, do chính những người dân thực hiện ở chính ngay nơi sinh ra và bảo tồn cồng chiêng. Nó phải là ngày hội của chính những chủ nhân chiêng chứ không phải là những “diễn viên nghiệp dư” biểu diễn chiêng cho quan khách, đành rằng, quan khách, nhất là khách du lịch dịp này sẽ là những khán giả quan trọng để hiểu thêm chiêng, để truyền bá chiêng, và cả để có thu nhập từ chiêng, nhưng tại sao ta không thể có những “kịch bản” thật hay để lôi kéo khách cũng chính là những thành viên của hội, để họ có thể hòa đồng vào không gian ấy. Có nhiều người, sống ở Tây Nguyên lâu năm cũng cho rằng, chiêng chỉ bùng binh bùng binh, nghe/ xem một hồi là chán. Nên lưu ý những ý kiến ấy, để một mặt mở rộng phạm vi hoạt động của Festival, mặt khác, thu hút những người đứng ngoài nghe bung binh bùng binh ấy vào cuộc, họ sẽ thấy nó không chỉ bùng binh, mà còn nhiều điều đáng để mê đắm nữa khi anh không còn là “khách lạ”...

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.