Kon Tum: Ngày hội bánh chưng xanh tại các làng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày hội bánh chưng xanh Xuân Kỷ Hợi 2019 được các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum tổ chức tại tất cả 622 làng trong tỉnh.
Hôm 29/1, tức ngày 24 tháng Chạp, các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang ở tỉnh Kon Tum đã đồng loạt tổ chức Ngày hội bánh chưng xanh Xuân Kỷ Hợi 2019 tại 622 làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Người dân làng Plei Rơ hai-i, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum tập trung gói bánh chưng dưới Nhà rông của làng
Người dân làng Plei Rơ hai-i, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum tập trung gói bánh chưng dưới Nhà rông của làng
Với mục đích đưa Tết Nguyên đán cổ truyền đến với đồng bào các dân tộc thiểu số của địa phương, Ngày hội bánh chưng xanh Xuân Kỷ Hợi 2019 được các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum tổ chức tại tất cả 622 làng trong tỉnh. Những nguyên liệu chính để làm bánh chưng, như gạo nếp, đậu đỗ, thịt lợn chủ yếu do chính quyền, đoàn thể địa phương, các đơn vị kết nghĩa và nhà hảo tâm hỗ trợ. Người dân ở các làng góp lá, lạt buộc, góp củi và tham gia gói, nấu bánh.
Để Ngày hội bánh chưng xanh thêm phần sôi nổi, vui tươi nhiều xã tổ chức thi gói bánh chưng đẹp, thi biểu diễn văn nghệ, khen thưởng các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng trong năm vừa qua. Toàn bộ số bánh chưng gói trong ngày hội sau khi nấu chín được chia đều cho người dân trong làng với ít nhất mỗi hộ một cặp.
Ông Nguyễn Phúc Đoan, Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, cho biết: “Chúng tôi hướng về cơ sở tập trung cho từng thôn làng. Mỗi thôn làng như vậy chúng tôi tổ chức thi nấu bánh chưng, thi làm các món ăn truyền thống, thi văn nghệ đặc biệt là trình diễn, biểu diễn cồng chiêng xoang và các loại nhạc cụ dân tộc. Đồng thời chúng tôi cũng tổ chức khen thưởng, biểu dương cho các cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển chung của xã nhà. Khen thưởng, biểu dương các em học sinh vượt qua hoàn cảnh khó khăn đến trường đạt thành tích cao trong học tập cũng như đối với hộ nghèo có nhiều cố gắng thoát nghèo”.
Khoa Điềm/VOV-Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục, sự nhàn nhã sung túc trong văn hóa phương Đông và là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người châu Á mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.
Hội chợ xuân của bé

Hội chợ xuân của bé

(GLO)- Tết gần kề cũng là lúc hội chợ xuân diễn ra tại nhiều trường Mầm non trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh mong muốn tạo không khí vui tươi, hội chợ xuân còn hướng đến mục đích giáo dục các bé tinh thần sẻ chia với các bạn vùng khó.
Sưu tầm "hàng độc"

Sưu tầm "hàng độc"

(GLO)- Chính niềm đam mê nghệ thuật khoảnh khắc đã khiến một thợ ảnh gắn bó với những chiếc máy ảnh cổ. Có người lại mê mẩn những đường nét đơn giản nhưng tinh tế, đầy thẩm mỹ của gốm và sẵn sàng dành thời gian, công sức, tiền bạc để lặn lội
Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

(GLO)- Từ một ngôi làng nghèo có tiếng, làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cái Tết với họ đã trở nên no ấm, tươm tất hơn khi đã không còn phải chạy ăn từng bữa.
Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

(GLO)- Không nổi tiếng như chó Phú Quốc hay chó săn của người Mông, nhưng những chú chó săn của người Bahnar trên mảnh đất Tây Nguyên cũng rất khôn lanh, dẻo dai, luôn được chủ nhân coi như người bạn thân thiết.
Mỹ vị Jrai

Mỹ vị Jrai

(GLO)- Chỉ cần nhắc đến muối kiến, bò một nắng hay cà xóc, lá mì, cà đắng, muối cỏ thì bất cứ người nào đã từng thưởng thức qua sẽ cảm thấy dịch vị