Sưu tầm "hàng độc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính niềm đam mê nghệ thuật khoảnh khắc đã khiến một thợ ảnh gắn bó với  những chiếc máy ảnh cổ. Có người lại mê mẩn những đường nét đơn giản nhưng tinh tế, đầy thẩm mỹ của gốm và sẵn sàng dành thời gian, công sức, tiền bạc để lặn lội “săn” về món đồ như ý.
Thú chơi máy ảnh cổ
Anh Phan Tiêu Phong sở hữu bộ sưu tập đồ cổ khá đồ sộ. Ảnh: Phong Casta
Anh Phan Tiêu Phong sở hữu bộ sưu tập đồ cổ khá đồ sộ. Ảnh: Phong Casta
Con đường đến với bộ sưu tập máy ảnh cổ của anh Phan Tiêu Phong-chủ studio Phong Casta (thị xã An Khê) gói gọn trong một chữ “duyên”. Năm 2006, thầy Tuấn-người từng dạy Phong môn Tiếng Anh thời THPT-vì yêu quý cậu trò nhỏ đã tự nguyện tặng cho cậu nguyên bộ sưu tập gồm 20 chiếc máy ảnh mà ông dày công sưu tầm. “Hồi đó, thầy thấy tôi theo nghề nhiếp ảnh, vốn cũng là niềm đam mê của thầy và quan trọng hơn, tôi yêu những máy ảnh cổ và nâng niu, trân trọng chúng như những người bạn, nên thầy quyết định gửi gắm bộ sưu tập này”-anh Phong chia sẻ. Đặc biệt, trong bộ sưu tập máy ảnh cổ mà thầy Tuấn tặng cho Phong, có nhiều chiếc từng được người khác năn nỉ mua lại với mức giá không hề rẻ!
20 chiếc máy ảnh cổ cũng chính là “vốn khởi nghiệp” cho niềm đam mê sưu tầm máy ảnh cổ của anh Phong. Từ đó, mỗi khi may mắn gặp được những chiếc máy ảnh cổ đặc biệt, anh lại tìm cách mua về. Hơn 10 năm gắn bó với thú sưu tầm máy ảnh cổ, anh đã có khoảng 60 chiếc máy ảnh cổ các loại thuộc nhiều hãng: Olympus, Yashica, Mamiya, Pentax… hay thậm chí là máy ảnh cổ hiệu Leica-thương hiệu từng làm nức lòng hàng triệu con tim đam mê nhiếp ảnh. Máy ảnh cổ do anh sưu tầm có đủ xuất xứ, từ Âu đến Á, được sản xuất từ những năm 1960. Tất cả đều được anh đóng kệ trưng bày, lưu giữ cẩn thận. “Mỗi khi áp lực, mệt mỏi, tôi chỉ cần lấy những chiếc máy ảnh ra, lau chùi cho chúng sáng bóng lên là mệt mỏi tan biến”-anh Phong nói về thú vui của mình.
Một chiếc máy ảnh cổ Yashica mà anh Phan Tiêu Phong đặc biệt yêu thích. Ảnh: Phong Casta
Một chiếc máy ảnh cổ Yashica mà anh Phan Tiêu Phong đặc biệt yêu thích. Ảnh: Phong Casta
Trong bộ sưu tập máy ảnh cổ, anh Phong yêu thích nhất chiếc máy ảnh chuyên dành cho các điệp viên. Chiếc máy bé xíu, nhìn bên ngoài không khác gì chiếc hộp quẹt zippo nhưng cực kỳ lợi hại. “Tiếc rằng tôi chưa có may mắn một lần sử dụng thực sự. Tôi đã lên các diễn đàn tìm hiểu nhưng gần như không còn tìm ra loại phim dành cho máy ảnh này. Theo thầy Tuấn, đó là chiếc máy mà điệp viên nước ngoài thường được trang bị để sử dụng trong quá trình tham chiến tại Việt Nam”-Phong cho biết.
Ngoài bộ sưu tập máy ảnh cổ khá phong phú, anh Phong còn có duyên với nhiều món đồ cổ rất có giá trị khác như: tivi, máy hát, máy đánh chữ, máy nghe nhạc, điện thoại… Trong đó, có 2 món mà anh đặc biệt yêu quý, đó là chiếc đèn Aladin và chiếc đồng hồ quả lắc có từ thời Pháp. “Với tôi, đó là những vật vô giá mà ba tôi để lại. Chúng đã có hành trình hàng chục năm gắn bó, chứng kiến những thăng trầm của gia đình. Mỗi chiều khi đã bớt bận rộn với công việc, tôi lại vặn dây cót cho chiếc đồng hồ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc máy ảnh phủ màu thời gian. Đó là thời khắc tôi sống chậm lại”-anh Phong tâm sự. Anh dự tính một ngày không xa sẽ mở một quán cà phê đồ cổ với ý định làm nơi gặp gỡ của anh em nhiếp ảnh hoặc những ai yêu thích môn nghệ thuật này.
“Đắm đuối” với gốm ngoại
Chị Bùi Thị Lệ Hằng và bộ sưu tập gốm Nhật. Ảnh: L.H
Chị Bùi Thị Lệ Hằng và bộ sưu tập gốm Nhật. Ảnh: L.H
Mê gốm Nhật và bị các sản phẩm gốm từ xứ sở mặt trời mọc chinh phục, chị Bùi Thị Lệ Hằng (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) từng lên khắp diễn đàn dành cho những người yêu đồ gốm ngoại hay lặn lội tận TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Định… để tìm mua những món hàng gốm Nhật ưa thích. “Mình thích họa tiết và màu sắc đơn giản nhưng vô cùng tinh tế của gốm Nhật. Đó là cảnh làm ăn, sinh hoạt gần gũi với đời sống, con trâu, chú mèo, con chuột, cô gái, bác nông dân, chú tiểu đồng… với cách thể hiện, bố cục rất cuốn hút. Màu men xanh của gốm Nhật đẹp nổi tiếng”-chị Hằng chia sẻ. Hiện tại, chị đang sở hữu khoảng 100 sản phẩm gốm Nhật  như: búp bê, các con thú ngộ nghĩnh, bình trà, lọ hoa, chén tô, ly uống nước, đĩa bát… Những món này chị phải sưu tầm trong nhiều năm mới có được.
Giá của mỗi món đồ gốm Nhật không hề rẻ, thậm chí mặt hàng búp bê Nhật lên tới cả triệu đồng/con. Với những sản phẩm độc đáo, nếu sưu tập đủ bộ (ly chén, bát đĩa…) cũng có giá từ vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng/bộ. Số tiền chị bỏ ra để đầu tư cho thú vui của mình chiếm một khoản không nhỏ trong thu nhập. “Ngoài làm việc trong cơ quan nhà nước, mình còn kinh doanh thêm nên mới có thể chiều chuộng thú vui này”-chị Hằng vui vẻ tâm sự. Tất cả những món đồ gốm sưu tầm được, chị đều đóng kệ tủ trưng bày. “Mỗi ngày, đặc biệt là những lúc căng thẳng, mệt mỏi, khi ngắm nhìn những món đồ gốm mình yêu thích, vẻ đẹp của chúng lại khiến muộn phiền tan biến, mình thấy vui hơn, yêu hơn cuộc sống này”-chị Hằng chia sẻ.
Ngoài sưu tầm gốm Nhật, trong bộ sưu tập đồ gốm của chị Hằng còn có thêm đồ gốm từ Pháp, Anh, Mỹ. “Đồ gốm châu Âu thường được nung kỹ nên rất khó sứt mẻ hay bể vỡ. Có món đĩa cầm đập vào nhau cũng chẳng xi nhê. Không khó hiểu khi rất nhiều nơi, trong một vài thời đoạn nhất định, đồ gốm đóng vai trò như thước đo của sự tiến hóa nhân loại. Giờ đây, dù cuộc sống của nhân loại đã phát triển lên những tầm cao mới nhưng không vì thế mà đồ gốm mất đi vị trí quan trọng. Thông qua một món đồ gốm, bạn ít nhiều hiểu về văn hóa, cuộc sống và trình độ phát triển của một đất nước nào đó”-chị Hằng bày tỏ.
 Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục, sự nhàn nhã sung túc trong văn hóa phương Đông và là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người châu Á mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.
Hội chợ xuân của bé

Hội chợ xuân của bé

(GLO)- Tết gần kề cũng là lúc hội chợ xuân diễn ra tại nhiều trường Mầm non trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh mong muốn tạo không khí vui tươi, hội chợ xuân còn hướng đến mục đích giáo dục các bé tinh thần sẻ chia với các bạn vùng khó.
Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

(GLO)- Từ một ngôi làng nghèo có tiếng, làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cái Tết với họ đã trở nên no ấm, tươm tất hơn khi đã không còn phải chạy ăn từng bữa.
Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

(GLO)- Không nổi tiếng như chó Phú Quốc hay chó săn của người Mông, nhưng những chú chó săn của người Bahnar trên mảnh đất Tây Nguyên cũng rất khôn lanh, dẻo dai, luôn được chủ nhân coi như người bạn thân thiết.
Mỹ vị Jrai

Mỹ vị Jrai

(GLO)- Chỉ cần nhắc đến muối kiến, bò một nắng hay cà xóc, lá mì, cà đắng, muối cỏ thì bất cứ người nào đã từng thưởng thức qua sẽ cảm thấy dịch vị