Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với hơn 2,8 triệu USD do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tài trợ, Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2026 tiếp tục đem những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, chất lượng cao cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số một số địa phương trong tỉnh.

Dự án Bạn hữu trẻ em tổ chức tập huấn giúp phụ nữ vùng sâu, vùng xa có thêm kiến thức chăm sóc và bảo vệ con cái. Ảnh: Khang Nghi
Dự án Bạn hữu trẻ em tổ chức tập huấn giúp phụ nữ vùng sâu, vùng xa có thêm kiến thức chăm sóc và bảo vệ con cái. Ảnh: Khang Nghi

Ông Phạm Công Thành-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh giai đoạn 2022-2026-cho hay: Tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi chiếm 34,4% dân số toàn tỉnh, trong đó, 1,2% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 16,5% trẻ em sống trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo; 0,5% trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội, gia đình có người mắc tệ nạn xã hội, có người vi phạm pháp luật; tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và thiên tai làm tổn thương và dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em, gia đình và cộng đồng.

Do đó, trong giai đoạn 2017-2021, khi triển khai tại 9 xã thuộc 3 huyện Mang Yang, Kbang và Krông Pa, Dự án Bạn hữu trẻ em đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Cụ thể, tại 9 xã triển khai dự án gồm: Lơ Ku, Kông Lơng Khơng, Sơn Lang (huyện Kbang), Ayun, Đak Trôi, Kon Chiêng (huyện Mang Yang), Ia Mlah, Chư Gu, Chư Drăng (huyện Krông Pa) đều có Ban điều hành bảo vệ và chăm sóc trẻ em (theo Luật Trẻ em) làm nhiệm vụ điều phối dự án; 705 lượt cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; hỗ trợ, can thiệp 300 trường hợp trẻ bị tổn thương, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; 26.600 lượt bố mẹ được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành phát triển trẻ thơ toàn diện. Có gần 1.000 lượt giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực triển khai các hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai tốt chương trình “Lớn lên cùng âm nhạc” giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, ở hợp phần y tế, đã có 616 lượt cán bộ y tế được tập huấn nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế và mang dịch vụ y tế đến các thôn, làng, từng hộ gia đình; hơn 2.000 bà mẹ mang thai được uống viên đa vi chất; gần 68.000 trẻ 6-23 tháng tuổi được bổ sung gói bột đa vi chất; hơn 100 trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng được quản lý điều trị theo mô hình IMAM.

  Một trong những mục tiêu của Dự án bạn hữu trẻ em giai đoạn 2022-2026 là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học vùng dân tốc thiểu số. Ảnh: Khang Nghi
Một trong những mục tiêu của Dự án bạn hữu trẻ em giai đoạn 2022-2026 là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học vùng dân tốc thiểu số. Ảnh: Khang Nghi



Cũng theo ông Thành, giai đoạn 2022-2026, Dự án Bạn hữu trẻ em được triển khai tại 9 xã: Kông Pla, Đak Rong, Kông Lơng Khơng (huyện Kbang), Lơ Pang, Hà Ra, Ayun (huyện Mang Yang), Đất Bằng, Ia Rsai, Chư Gu (huyện Krông Pa) với các hợp phần: y tế-dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo vệ trẻ em, giáo dục, chính sách xã hội và quản trị. Dự án đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2026, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại địa bàn thuộc vùng khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được tiếp cận công bằng tới các dịch vụ chăm sóc xã hội thiết yếu có chất lượng, với chi phí chấp nhận được, đáp ứng tốt các khía cạnh chăm sóc về giới, thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu cho mục tiêu phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổng số vốn bố trí cho các hoạt động của dự án giai đoạn này là hơn 2,8 triệu USD (tương đương 65,83 tỷ đồng).

Ông Yung-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ra-cho biết: “Lâu nay, các vấn đề liên quan đến quyền lợi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật, trẻ suy dinh dưỡng; tuyên truyền phòng tránh đuối nước, chống xâm hại tình dục... được xã quan tâm triển khai thực hiện. Và khi xã được chọn để triển khai Dự án Bạn hữu trẻ em, tôi tin rằng những vấn đề trên sẽ được tiếp cận một cách trực tiếp, đem lại hiệu quả cao hơn”.

Với mục tiêu “Không có trẻ em bị bỏ lại phía sau”, tại hội nghị trực tuyến với UNICEF Việt Nam để bàn về nội dung chương trình hợp tác Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện giai đoạn 2022-2026, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành chia sẻ: “Gia Lai là tỉnh nghèo, thu ngân sách ít, nhưng chúng tôi rất quan tâm tới trẻ em. Thời gian tới, chúng tôi cam kết sẽ bố trí lượng vốn nhất định để đối ứng, đảm bảo các hợp phần trong dự án được triển khai thuận lợi, để các cháu được hưởng lợi một cách tốt nhất”.

 

 KHANG NGHI
 

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.