Giãn cách xã hội vì dịch Covid-19: Cả miền Trung hướng về Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sài Gòn, 4 ngày đã trôi qua trong sự tĩnh lặng khi áp dụng Chỉ thị 16 giãn cách xã hội nhưng đầy hối hả, căng mình và oằn mình chống chọi với đại dịch…

Giới trẻ Quảng Bình làm món cháo canh,đặc sản Ba Đồn, gửi vào các điểm cách ly tập trung tại TP.HCM. Ảnh: CTV
Giới trẻ Quảng Bình làm món cháo canh,đặc sản Ba Đồn, gửi vào các điểm cách ly tập trung tại TP.HCM. Ảnh: CTV
Nếu Sài Gòn là vùng đất của tình nghĩa, được lưu chảy trong máu và hơi thở của những lưu dân theo dòng mở cõi và tiếp tục hòa kết, sinh sôi, làm nên phẩm chất của con người Nam Bộ chân chất, thì nay  vùng đất này lại đón nhận sự nghĩa tình, yêu thương từ mọi miền đất nước.
Trầm tích tình yêu 
Từ sau năm 1975, có lẽ chưa bao giờ và như bây giờ, cả nước lại hướng về Sài Gòn nhiều như lúc này, trong đó có tấm lòng, nghĩa cử của những người con miền Trung…
Tôi còn nhớ rất rõ, suốt năm 2020, “cứu trợ” là cụm từ được xuất hiện với tần suất dày nhất. Đó là những ngày tháng trĩu nặng tình yêu mà người Sài Gòn đã góp nhặt, san sẻ cùng bà con miền Trung ruột thịt từng bộ quần áo, giày dép, từng viên thuốc, lọ dầu, từng tấm chăn ấm áp hay thùng mì tôm, cái bánh chưng gói vội…

Cá nục tươi được chọn mua ngay tại bãi biển Quảng Bình, khi ngư dân vừa đánh bắt vào bờ, để gửi vào Sài Gòn. Ảnh: CTV
Cá nục tươi được chọn mua ngay tại bãi biển Quảng Bình, khi ngư dân vừa đánh bắt vào bờ, để gửi vào Sài Gòn. Ảnh: CTV
Tôi chưa bao giờ quên hình ảnh hàng ngàn chuyến xe cứu trợ miền Trung, rời bến từ Sài Gòn, nườm nượp tốc hành ra vùng rốn lũ, bất chấp hiểm nguy trên cung đường dài, chỉ để ôm miền Trung vào lòng trong cơn nguy khó. Và rồi, người miền Trung đã dũng khí vươn dậy, để sống và còn để trả ơn người Sài Gòn.
Có lẽ chưa bao giờ người Sài Gòn nghĩ đến một ngày “cứu trợ” lại được dành cho mảnh đất này. Nhưng rồi ngày ấy đã đến, rất hiện thực: Miền Trung cứu trợ Sài Gòn. Những hối hả, nhiệt thành, tận tâm của chị em phụ nữ, các cô cậu thanh niên trẻ trung, cả các mệ lớn tuổi và nhiều bạn nhỏ bé xíu, đã cho miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng một thứ tình yêu nhiệm màu bất diệt. Người bạn của tôi gọi đó là trầm tích tình yêu...
“Các bạn ở trong đó có sao không”?
Nghe tin Sài Gòn bị phong tỏa, có người em gái ở quê, hiện là Chủ tịch Hội Phụ nữ một huyện của tỉnh Quảng Trị gọi điện vào hỏi thăm tình hình Sài Gòn và báo tin rằng chị em ở quê đang cật lực chuẩn bị cho chuyến xe đầu tiên chở muối đậu thịt bằm và rau củ vào đến Sài Gòn cứu trợ…
Đọc dòng dòng trạng thái (status) mà cô Hải Vân, Bí thư Thành đoàn Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đăng lên facebook: “Thành phố Hồ Chí Minh, cố lên!”, kèm theo đó là hình ảnh các bạn đoàn viên thanh niên CLB Kỹ năng và Đoàn phường 4 - Thành phố Đông Hà đang làm những hũ muối đậu và cá khô rim đậu phộng, cùng những lời nhắn yêu thương gửi vào TP. HCM, tôi lặng người sau những lời nhắn nhủ đầy yêu thương ấy. Cô còn kể có đứa con gái mới 5 tuổi, suốt ngày cứ loay quay hỏi mẹ “Các bạn ở trong đó có sao không”, “Các bạn có kẹo ăn không”, rồi đập heo mang tiền tiết kiệm cả năm qua gửi các bạn nhỏ TP HCM không một chút do dự nào.
Trên các diễn đàn facebook miền Trung, hàng ngàn độc giả bày tỏ tình cảm với Sài Gòn và kêu gọi mọi người chung tay vì “miền Nam ruột thịt”. Hàng ngàn dòng trạng thái và bình luận  (comment ) “hướng về Sài Gòn” như: “Sài Gòn là thanh xuân của tôi”, “Không có Sài Gòn, không có tôi”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng”…. Bạn tôi, một cán bộ nhà nước ở Quảng Bình, nhắn cho tôi: "Quê hương đang gom nông sản để gửi vào Sài Gòn, họ không quên người dân TP.HCM đã giúp họ trong mưa lũ lịch sử”… Ở đó, Câu lạc bộ Du lịch Quảng Bình cũng đã phát động chương trình "Người Quảng Bình góp cá gửi TP.HCM"…

Đội ngũ tình nguyện viên ở Quảng Bình sắp xếp, đóng gói, bốc hàng cả đêm để gửi vào TP.HCM. Ảnh: CTV
Đội ngũ tình nguyện viên ở Quảng Bình sắp xếp, đóng gói, bốc hàng cả đêm để gửi vào TP.HCM. Ảnh: CTV
Trên “group” zalo “đồng hương miền Trung”, một đồng nghiệp của tôi đăng tải công văn của Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế về việc “hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng, chống dịch”, trong đó “sẵn sàng điều động 120 nhân viên y tế ngay sau khi có đề nghị….”. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng đã quyết định ủng hộ 2 tỉ đồng cho đồng bào, nhân dân TP.HCM…
Miền Trung là thế, ấm lòng, vị tha, bao dung, và luôn trăn trở với khó khăn của người khác. Bởi hơn ai hết, dải đất hẹp, eo thắt đến tận cùng với “chiếc đòn gánh trĩu oằn”, người miền Trung thấu hiểu và thấu cảm điều đó nhất…
Chắc chắn rằng, giá trị tốt đẹp mà người miền Trung đang hướng về Sài Gòn, về miền Nam là sự đền đáp tiếp nối, ở đó người cho không có mưu cầu nhận lại, người giúp không cần tìm người cho để trả ơn, mà hãy giúp tiếp người khác. Đó là những giá trị đẹp của tình ruột thịt, nghĩa đồng bào luôn thường trực trên mảnh đất Việt, trong con người Việt.
Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.