Chàng trai 9X bảo tồn áo dài truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gặp Nguyễn Trần Trung Hiếu đúng vào một ngày mưa tầm tã ở căn hộ chung cư giữa Sài Gòn, phòng Hiếu ngổn ngang vải vóc, máy khâu, bàn thêu… và những cuộn chỉ nhiều màu sắc. Thuộc thế hệ 9X, thế nhưng Hiếu có sự trầm tĩnh và lịch lãm hiếm thấy của một nghệ nhân cũng là nhà nghiên cứu trẻ.

Nguyễn Trần Trung Hiếu trên bàn thêu. Ảnh: Việt Văn
Nguyễn Trần Trung Hiếu trên bàn thêu. Ảnh: Việt Văn
Áo dài xưa đẹp hơn, tinh tế hơn
Sinh ra ở xứ dừa Bến Tre, miền đất “đồng khởi” năm xưa, Hiếu bảo, mọi thứ đều là do nhân duyên. Từ nhỏ, Hiếu đã thích những sản phẩm thủ công truyền thống. Vào đại học, Hiếu học thiết kế - khoa Mỹ thuật công nghiệp - Đại học Văn Lang (TPHCM). Hiếu nghiên cứu mỹ thuật truyền thống, kỹ thuật vẽ thủ công thuộc mảng đồ họa truyền thống và hiện đang tái hiện chiếc áo dài truyền thống mà không cách tân, thiết kế gì mới.
“Hiếu may mắn được thấy nhiều hiện vật thời Nguyễn và thấy quá đẹp, nhất là họa tiết trên các hiện vật, trên trang phục, đồ thêu. Việt Nam có hệ màu riêng tạo nên bản sắc như tranh Đông Hồ chẳng hạn. Hiếu may, thêu áo dài truyền thống thời Nguyễn vì nó gần gũi nhất, thấy được, có được đầy đủ tư liệu, hình ảnh trong khi xa hơn như thời Lê lại quá hiếm tư liệu, không tùy tiện làm được”.
Hiếu say sưa nói về tà áo dài truyền thống Việt Nam, từ áo dài tứ thân, áo dài ngũ thân, áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan… Và Hiếu cố gắng tái hiện lại với chất liệu, kỹ thuật gần đúng nhất. Hiếu không hề cực đoan khi cho rằng giữa áo dài xưa (tứ thân, năm thân) và áo dài hiện đại (áo dài cách tân) mỗi cái có vẻ đẹp riêng. Áo dài xưa hay áo dài nay đều sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội và mang theo quan điểm thẩm mỹ thời đó. Tuy nhiên, với cá nhân Hiếu thì áo dài xưa ý nghĩa hơn, tinh tế hơn thể hiện được cái đẹp mà không cần phô trương đường cong cơ thể. Áo dài xưa đẹp ở chất liệu (vải vóc, tơ lụa), ở kỹ thuật may có từ hàng trăm năm hơn.
Áo dài nam và áo dài nữ
Khi được hỏi về chiếc áo dài nam khi trong quan niệm của nhiều người nó hơi cổ cổ và có gì lạc mốt, Hiếu bảo: Trước đây thì đàn ông vẫn mặc áo dài. Đều có cái áo ngũ thân, chỉ khác nhau ở chi tiết, nữ gọn gàng hơn, nhiều chi tiết khác hơn. Những năm 1920-1930, các nhà thiết kế chú ý cách tân áo dài nữ nên mọi người cứ dồn chú ý vào áo dài nữ. Những năm 1960-1970 ở phía Nam, áo dài nữ được cách tân rất nhiều còn áo dài nam chỉ được đàn ông mặc lúc làm lễ.
Chính vì không được chú ý nên có thể hiểu vì sao đàn ông mặc áo dài đẹp hơn, rồi vì nhiều lý do khác nhau áo dài nam cứ mai một dần đi. 2 năm gần đây, áo dài nam mới được phục hồi trở lại vì lòng tự ái dân tộc, tự tôn dân tộc.
Một số người có kiến thức về áo dài thì thấy vui, người không biết thì mặc nó hơi ngỡ ngàng...
Nghề may cũng lắm công phu
Hiếu bảo may áo dài khó nhất là phải chọn chất liệu cho đúng. Đó phải là tơ tằm Việt Nam thực sự, chất lượng không được pha tạp, pha trộn chất liệu khác và phải đảm bảo một số đặc tính vật lý khác... Nhưng hiện nay tơ tằm lại chủ yếu phục vụ nhu cầu trang phục hiện đại.
Khi may áo dài phải chăm chút, tỉ mỉ. Nó tối giản, không rườm rà, đường may rất căn bản, nhưng căn bản lại rất khó. Còn lại trên áo phải đẹp về tỉ lệ, về màu sắc. Hệ màu của Việt Nam khác hẳn hệ màu của các nước có cùng sự ảnh hưởng Nho giáo... Ví dụ đừng nhìn thấy các bạn Hàn Quốc diện Hanbok mà chọn theo, đó là rất sai. Hệ màu Việt Nam xưa của ta rất riêng, đậm đà nhưng thâm trầm, cách hòa sắc rất nhã nhặn, tinh tế, tuy dùng rất nhiều màu trung gian (màu bậc 2) nhưng không hề diêm dúa mà trái lại tổng thể hài hòa, nhã và sang.
Một chiếc áo dài trung bình Hiếu may trong 48 giờ, ngày làm việc của anh 6 giờ/ngày. Áo dài có loại 2 lớp - áo dài kép và loại 1 lớp. Mùa nóng như xuân, hè, may áo 1 lớp để không nóng, vải thường không đắt tiền. Mùa lạnh phải may áo 2 lớp cũng như bộ veston có lớp lót, để ấm hơn, vải cũng đắt tiền hơn. May 2 lớp, tránh bị mồ hôi, vì áo dài thường không giặt chỉ phơi nắng.
Hiếu may, thêu và bảo tồn áo dài truyền thống hơn 10 năm, đó chỉ là hành trình ban đầu trong cả quá trình nghiên cứu văn hóa truyền thống, từ áo dài đến như các đồ thêu chăn gối sử dụng trong nhà. “Hiếu cứ thấy màu sắc là mê. Hòa sắc của người Việt Nam rất đẹp, có màu nọ, màu kia đa dạng nhưng không bị diêm dúa và bị chói. Với Hiếu, nghệ thuật là để phục vụ cuộc sống”.
Nhìn Hiếu cặm cụi cần mẫn bên bàn thêu, con mắt sáng chăm chú và đôi bàn tay cực kỳ khéo léo, toát lên một vẻ đẹp của lao động. Chàng trai 9X say mê nghệ thuật truyền thống và có tài trong việc tái hiện áo dài truyền thống, đúng là “của hiếm” trong thế hệ trẻ hôm nay.
VIỆT VĂN (LĐO)

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/chang-trai-9x-bao-ton-ao-dai-truyen-thong-862945.ldo

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.