4 vật liệu thường dùng trong thiết kế tân cổ điển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tân cổ điển ngày càng trở thành thiết kế được ưa chuộng bởi vẻ đẹp hiện đại và sang trọng. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên liệu tiêu biểu thường được sử dụng trong thiết kế này trong bài viết sau.
1. Phào chỉ tường tân cổ điển
Phào chỉ tường tân cổ điển là những dải vật liệu với chất liệu đa dạng, dùng để trang trí cho bức tường, phân chia ô mảng miếng trên mặt phẳng, làm nẹp trang trí cho tranh ảnh.
Phào chỉ đem đến hiệu quả thẩm mỹ rất cao. Chúng làm tổng thể không gian tường thêm thú vị, cân đối và hài hòa. Những đường phào chỉ uốn lượn, họa tiết hoa văn ấn tượng, vô cùng hút mắt người nhìn.
Nguyên liệu làm phào chỉ rất đa dạng nhưng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là từ nhựa PU.
 
Thiết kế tân cổ điển coi trọng việc phân chia mảng, miếng diện tích nên các đường chỉ phào đóng vai trò rất phong trọng. Đồ họa: Đức Mạnh
Thiết kế tân cổ điển coi trọng việc phân chia mảng, miếng diện tích nên các đường chỉ phào đóng vai trò rất phong trọng. Đồ họa: Đức Mạnh
2. Gỗ cứng
Tân cổ điển thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng và thanh lịch của gia chủ. Vì thế chất liệu trong nội thất vô cùng được chú trọng, trong đó phải kể đến gỗ.
 
Chất liệu gỗ cùng hoa văn trên gỗ sẽ trở nên đồng điệu với tổng thể khi đặt cùng nhau. Đồ họa: Đức Mạnh
Chất liệu gỗ cùng hoa văn trên gỗ sẽ trở nên đồng điệu với tổng thể khi đặt cùng nhau. Đồ họa: Đức Mạnh
Gỗ tự nhiên được ưa chuộng hơn cả bởi tính quý hiếm và đắt giá. Bên cạnh đó, hoa văn chính là điểm làm nên nét tinh tế của nội thất gỗ. Những đường nét chạm khắc là sự hài hòa giữa mềm mại, uốn lượn và dứt khoát, mạnh mẽ. Hòa chung với những hoa văn tổng thể thì họa tiết trên gỗ rất đồng điệu khi đặt cùng nhau.
3. Đá lát nền
Đá lát dùng trong thiết kế tân cổ điển vô cùng đa dạng về chủng loại như đá hoa cương, đá cẩm thạch... Đá tạo nên vẻ đẹp sang trọng khó cưỡng, đi cùng là độ bền vượt thời gian. Màu sắc của đá cũng được chú trọng, ưu tiên màu sắc tươi mới, trang nhã như trắng, nâu, xám.
 
Đá được sử dụng rất nhiều từ lát nền cho đến ốp bàn. Từ chất liệu đến màu sắc của đá toát lên sự sang trọng, đẳng cấp cho phong cách tân cổ điển. Đồ họa: Đức Mạnh
Đá được sử dụng rất nhiều từ lát nền cho đến ốp bàn. Từ chất liệu đến màu sắc của đá toát lên sự sang trọng, đẳng cấp cho phong cách tân cổ điển. Đồ họa: Đức Mạnh
4. Chất liệu da
Như nói ở trên, chất liệu đóng vai trò quan trọng tạo nên tổng thể, trong đó có da thuộc. Sự quý hiếm và đắt tiền của da thuộc được gia chủ sử dụng trong việc bọc các loại ghế.
Các loại da được sử dụng như da bò. Màu sắc của da cũng da dạng như trắng, sữa, nâu, xanh... Đồ họa: Đức Mạnh
Các loại da được sử dụng như da bò. Màu sắc của da cũng da dạng như trắng, sữa, nâu, xanh... Đồ họa: Đức Mạnh
ĐỨC MẠNH (T/H/LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/4-vat-lieu-thuong-dung-trong-thiet-ke-tan-co-dien-866245.ldo

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.