Kông Chro thành lập được 14 mô hình nông hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng ngày 30-9, Huyện ủy Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã sơ kết 3 năm triển khai thực hiện mô hình nông hội.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể huyện; lãnh đạo một số ngành liên quan; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND và đại diện Ban Chủ nhiệm nông hội 14 xã, thị trấn.

 Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Liên
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Liên


Qua 3 năm triển khai thực hiện, huyện Kông Chro đã thành lập được 14 mô hình nông hội tại 14 xã, thị trấn với tổng số 267 thành viên (trong đó có 177 thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số). Các nông hội trên địa bàn huyện đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gieo trồng các loại nông sản chủ lực của địa phương như mỳ, bắp, mía, đậu các loại, cây lâm nghiệp, đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả như dừa xiêm, mít thái, quýt, nhãn, na… và chăn nuôi bò, dê để nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngoài ra, không có các nông hội sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Tổng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp của các nông hội là 996,1 ha (trong đó: Diện tích cây nông nghiệp là 844,1 ha; cây lâm nghiệp là 101,5 ha; diện tích đang chuẩn bị gieo trồng là 50,5 ha).

Hiện nay, 14/14 nông hội đều duy trì sinh hoạt, hoạt động theo quy chế đề ra, trong đó có 8 mô hình thường xuyên duy trì sinh hoạt, nội dung sinh hoạt tập trung chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, các kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần cải thiện đời sống cho các thành viên nông hội. Các nông hội chủ yếu hoạt động bằng hình thức đổi công, gây quỹ, giúp đỡ các thành viên có hoàn cảnh khó khăn… từ đó đã tạo được sự liên kết giữa các thành viên, cộng đồng.

Qua 3 năm triển khai thực hiện, đời sống của đa số thành viên nông hội được cải thiện, một số thành viên đã vươn lên thoát nghèo, tiêu biểu như tại mô hình Nông hội làng Kươk (xã SRó), sau khi tham gia mô hình Nông hội đã có 3 hộ thoát nghèo; tại mô hình nông hội thôn 2 (xã Kông Yang), có 3 hộ gia đình tăng thu nhập vượt trội là mỗi năm đạt 250-300 triệu đồng/năm so với trước khi tham gia mô hình chỉ đạt 150 triệu/năm…  

Nhìn chung, việc thành lập các mô hình nông hội trên địa bàn huyện đã giúp nhân dân có những định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, phù hợp với thị trường tiêu thụ. Người dân sau khi tham gia mô hình đã có những thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp. Ở một số nông hội trồng cây ăn quả, các thành viên đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật theo phương pháp sử dụng phân bón hữu cơ, hệ thống tưới nước nhỏ giọt,… để hướng tới đăng ký tiêu chuẩn Vietgap và đăng ký sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

 

PHƯƠNG LIÊN

 

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.