An Khê: Hội thảo khoa học "Di tích lịch sử khu tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 19-11, tại xã Tú An, UBND thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý cho hồ sơ khoa học “Di tích lịch sử khu tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy”.

Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; cán bộ, chuyên viên Bảo tàng tỉnh; lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND thị xã An Khê; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành của thị xã và các nhà khoa học, nhân chứng trên địa bàn.

Quang cảnh Hội thảo khoa học. Ảnh: Ngọc Minh
Quang cảnh Hội thảo khoa học. Ảnh: Ngọc Minh


Theo hồ sơ tóm tắt, di tích đề cập trực tiếp đến 3 trận đánh: 2 trận tại Tú Thủy vào các năm 1947, 1953 và 1 trận tại An Thạch, năm 1948. Trận Tú Thủy thứ nhất do Trung đoàn 95 (Trung đoàn Vi Dân) chủ công, ngày 14-3-1947. Do địch cố thủ trong đồn kiên cố, súng đạn dồi dào; lực lượng ta bất lợi về vũ khí và đặc biệt đã bị lộ nên kết quả không thu được thắng lợi như mong muốn. Trận đánh đồn đầu tiên trên chiến trường An Khê thất bại với số lượng cán bộ, chiến sĩ hy sinh gần 100 người.

Trận Tú Thủy thứ hai do Trung đoàn 803 tổ chức với sự chủ công của Tiểu đoàn 365, ngày 13-1-1953. Trận chiến vô cùng ác liệt nhưng với quyết tâm đánh thắng trận đầu của Chiến dịch Tây Nguyên, mở thông tuyến hành lang xuống Bình Định, bộ đội ta đã tiêu diệt và bắt sống trên 130 tên địch, san phẳng đồn Tú Thủy. Trong trận này, số lượng cán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh cũng không nhỏ: 49 người đã ngã xuống và 50 người bị thương.

Bên cạnh 2 trận tại Tú Thủy, trên địa bàn Tú An (cũ) còn có một trận đánh khác nữa tại đồn An Thạch (hiện thuộc xã Xuân An) vào ngày 10-2-1948. Đến nay, các tài liệu lịch sử chưa xác định được đơn vị đã thực hiện trận đánh táo bạo đồn An Thạch, nhưng mọi người đều biết, 12 bộ đội ta đã anh dũng hy sinh.

Điểm chung của 3 trận đánh vừa nêu là dù có chiếm được đồn hay không, lực lượng ta đều bị tổn thất khá nặng. 


Nội dung hồ sơ nêu rõ, 95 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trận Tú Thủy năm 1947, trong đó có Trung đoàn trưởng Trung đoàn Vi Dân, được địch chôn cất ngay tại đồn Tú Thủy. Sau giải phóng (1975) một vài năm, mộ của Trung đoàn trưởng đã được đưa về Nghĩa trang liệt sĩ An Khê. Gần đây, sau quá trình tìm kiếm hài cốt, năm 2019, ngôi mộ tập thể dành cho 95 liệt sĩ của Trung đoàn Vi Dân đã được xây dựng lại khang trang. Trước đó, năm 1988, 12 liệt sĩ hy sinh khi đánh đồn An Thạch (năm 1948) cũng đã được đưa về Tú Thủy, nằm cạnh các liệt sĩ Trung đoàn Vi Dân. Riêng 49 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh đồn Tú Thủy năm 1953 vẫn được chôn cất tại một vị trí chưa xác định chính xác ở khu vực Dốc Lá, nay thuộc xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).

Như vậy, trên đất Tú An, rất nhiều bộ đội ta đã hy sinh trong các trận giao chiến với giặc Pháp. Đồn Tú Thủy đã không chỉ thấm máu của hàng trăm anh hùng liệt sĩ một lần, đặc biệt là máu của những người còn rất trẻ tuổi.

Lãnh đạo thị xã An Khê cùng các đại biểu dâng hương tại tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh
Lãnh đạo thị xã An Khê cùng các đại biểu dâng hương tại tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh


Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về tên gọi và một số nội dung như: Vì sao nên đưa chiến tích trận Tú Thủy (13-1-1953) vào văn bia (sẽ được dựng) tại khu vực đồn Tú Thủy xưa, cùng với trận Tú Thủy diễn ra vào ngày 14-3-1947; có nên tìm kiếm, bốc cất hài cốt liệt sĩ tại Dốc Lá về Tú Thủy; vì sao cần đưa hiện vật, sách, ảnh, bằng Tổ quốc ghi công của một số liệt sĩ hy sinh tại Tú Thủy vào nhà tưởng niệm và cân nhắc gắn du lịch tâm linh tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy (giỗ 21-22/2 âm lịch hằng năm) với các hoạt động tín ngưỡng liên quan đến lễ cúng Quý Xuân tại địa phương…

Thông qua hội thảo, thị xã An Khê sẽ điều chỉnh, bổ sung thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhằm tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời, giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu mai sau.

Trước đó, các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy.

 

NGỌC MINH 

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.