Tổ hậu cần đặc biệt của phụ nữ Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay khi TP. Pleiku thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã, phường đã thành lập tổ hậu cần phục vụ bữa ăn hàng ngày cho lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát. Không chỉ đảm bảo những bữa cơm ngon, cán bộ, hội viên phụ nữ còn vận động quyên góp lương thực, thực phẩm góp phần chủ động công tác hậu cần đặc biệt trong mùa dịch.
Sáng sớm, chị Vũ Thị Sim-Chủ tịch Hội LHPN phường Yên Thế đã tất bật đi gom thực phẩm do người dân và các Mạnh Thường Quân tài trợ tổ hậu cần của phụ nữ phường. Đang trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, mọi người đều thực hiện nghiêm việc ở yên trong nhà nên chị trực tiếp đến tận nơi để nhận thực phẩm, sau đó chia đều cho các tổ nấu ăn. Chị Sim cho biết: “Do địa bàn giáp ranh với nhiều xã nên phường Yên Thế có tới 5 chốt kiểm soát. Hội LHPN phường thành lập 4 tổ hậu cần lo bữa ăn cho các chốt. Mỗi chốt trung bình có 10 người, có ngày thêm tình nguyện viên đến hỗ trợ, các tổ hậu cần nấu trên 100 suất ăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. Chúng tôi không tổ chức nấu tập trung mà chia ra từng tổ để đảm bảo công tác phòng-chống dịch, đồng thời chọn những điểm nấu ăn gần chốt nhất để cơm canh luôn nóng sốt, giúp lực lượng trực chốt đảm bảo sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
 Tổ hậu cần Chi hội Phụ nữ tổ 9 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chuẩn bị suất ăn phục vụ chốt kiểm soát phòng-chống dịch. Ảnh: Minh Châu
Tổ hậu cần Chi hội Phụ nữ tổ 9 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chuẩn bị suất ăn phục vụ chốt kiểm soát phòng-chống dịch. Ảnh: Minh Châu
Cũng theo chị Sim, ngay khi Hội LHPN phường Yên Thế kêu gọi ủng hộ thực phẩm cho tổ hậu cần, các chi hội đã ủng hộ một lượng lớn thực phẩm gồm trứng, thịt, rau củ quả tươi… Các Mạnh Thường Quân ủng hộ nhiều mặt hàng thiết yếu. Danh sách ủng hộ của các chi hội, cá nhân ngày một dài thêm. “Từ nguồn ủng hộ này cộng với sự đảm đang, tháo vát, các chị đã nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát”-chị Sim nói.
Tại phường Đống Đa, các chi hội phụ nữ cũng tình nguyện đăng ký nấu ăn cho chốt kiểm soát với lòng nhiệt huyết và trách nhiệm chung tay phòng-chống dịch bệnh. Chị Nguyễn Thị Tố-Chủ tịch Hội LHPN phường-cho hay: Địa bàn phường có 1 chốt kiểm soát, mỗi ngày nấu khoảng 20 suất ăn nên chỉ cần 1-2 người/tổ hậu cần để đảm bảo phòng-chống dịch. “Sau khi Hội phát động trên Zalo thì mỗi chi hội đã đăng ký nấu ăn 3 ngày. Lương thực, thực phẩm do hội viên, phụ nữ ủng hộ hoàn toàn”-chị Tố cho biết thêm.
Hội LHPN thành phố đến thăm, tặng quà các chốt kiểm soát dịch trong thời gian Phố núi Pleiku thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Minh Châu
Hội LHPN TP. Pleiku thăm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch. Ảnh: Minh Châu
Không chỉ tiên phong đăng ký nấu ăn cho chốt kiểm soát trên địa bàn phường Đống Đa, chị Nguyễn Thị Trinh-Chi hội trưởng Chi hội 4 còn ủng hộ hoàn toàn kinh phí, gửi gắm tình cảm cá nhân và gia đình dành cho lực lượng làm nhiệm vụ. Chị chia sẻ: “Mỗi ngày, tôi nấu 20 suất ăn cho chốt kiểm soát đảm bảo dinh dưỡng và thực đơn thay đổi cho phong phú. Thấy tôi một mình nấu ăn, chồng và 2 con cũng xắn tay vào phụ giúp. Mỗi chi hội đăng ký nấu ăn 3 ngày, nhưng tôi sẵn sàng làm thêm công tác hậu cần trong những ngày tới, sức mình tới đâu sẽ giúp tới đó. Gia đình tôi thấy lực lượng tại chốt làm việc xuyên đêm, mưa gió, vất vả, thương các anh nên muốn góp sức chia sẻ bằng những suất ăn hàng ngày”. Không chỉ ủng hộ kinh phí, nấu ăn cho chốt kiểm soát dịch trong những ngày vừa qua, chị Trinh còn ủng hộ 2.500 chiếc khẩu trang cho khu cách ly tập trung của thành phố.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân-Chủ tịch Hội LHPN thành phố-thông tin: “Hiện nay, các phường có chốt kiểm soát đều đã thành lập tổ hậu cần để đảm bảo bữa ăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. Chúng tôi kêu gọi phường không có chốt ủng hộ nhu yếu phẩm để tăng cường thêm dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày. Hội LHPN thành phố cũng tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các điểm chốt phòng-chống dịch Covid-19. Hy vọng cùng với sự tiếp sức của phụ nữ, thành phố và các địa phương trong tỉnh sẽ sớm chiến thắng dịch bệnh”.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.