Hội LHPN huyện Chư Păh hỗ trợ vốn cho hội viên phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho hội viên, phụ nữ nghèo để phát triển kinh tế. Đây là động lực giúp nhiều hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Theo đó, Hội đã tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện cho hơn 3.000 hội viên vay vốn với tổng dư nợ gần 92 tỷ đồng; phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh giải ngân cho 63 hộ vay với số tiền 942 triệu đồng.

Cùng với đó, Hội LHPN huyện còn chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ tham gia góp quỹ 5.000 đồng/người/tháng để xây dựng các tổ tiết kiệm, để chủ động giúp nhau về nguồn vốn phát triển kinh tế. Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ huyện còn chủ động giúp đỡ nhau về ngày công, cây-con giống, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Qua đó, nhiều hội viên, phụ nữ đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội, giúp gia đình Chị Hà Thị Huyền ở thôn 7 xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) có cuộc sống ổn định.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình Chị Hà Thị Huyền (bìa phải; thôn 7 xã Nghĩa Hưng) có cuộc sống ổn định.
Chị Huyền kể: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, không có vốn để phát triển kinh tế. Được Hội Phụ nữ xã giúp đỡ, tôi vay được 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay Giải quyết việc làm của NHCSXH huyện để phát triển kinh tế. Tôi đã dùng số tiền đó chăm sóc 5 sào chè và 3 sào cà phê. Đến nay, mô hình này đã cho gia đình tôi thu hoạch và đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, tôi đã xây được nhà kiên cố và có cuộc sống ổn định”.
Chị Huyền kể: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, không có vốn để phát triển kinh tế. Được Hội LHPN xã giúp vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển kinh tế. Tôi đã dùng số tiền đó chăm sóc 5 sào chè và 3 sào cà phê. Đến nay, vườn cây phát triển tốt, mang về cho gia đình tôi nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, tôi đã xây được nhà ở kiên cố và có cuộc sống ổn định”.
Chị H’Kưm cho hay: thông qua hội phụ nữ xã Nghĩa Hưng, tôi vay 50 triệu đồng để mua phân bón chăm sóc 2 ha cà phê, 1 sào rau màu, 1ha lúa và hơn 100 con gà vịt… sau mỗi năm trừ hết chi phí cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Chị H’Kưm (làng Bui, xã Nghĩa Hưng) cho hay: Thông qua Hội LHPN xã, tôi vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển để mua phân bón chăm sóc 2 ha cà phê, 1 sào rau màu, 1 ha lúa và nuôi hơn 100 con gà vịt… Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng.
 “Hiện nay, Hội LHPN xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh đang quản lý 7 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ ủy thác đạt 8 tỷ đồng, giúp cho 285  hộ vay để phát triển kinh tế gia đình”-chị Phạm Thị Thoa-Chủ tịch Hội LHPN xã Nghĩa Hưng cho biết.
Bà Phạm Thị Thoa-Chủ tịch Hội LHPN xã Nghĩa Hưng-cho biết: “Hiện nay, Hội LHPN xã đang quản lý 7 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ ủy thác đạt 8 tỷ đồng, giúp cho 285 hộ vay để phát triển kinh tế gia đình”.
Các hội viên phụ nữ thôn 6 xã Nghĩa Hưng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi giữa các chị em được vay vốn để cùng nhau sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, mang lại thu nhập cao.
Hội viên, phụ nữ thôn 6 (xã Nghĩa Hưng) chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, mang lại thu nhập cao.
Hàng năm, các hội viên đều được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề về chăn nuôi, trồng trọt… để giúp chị em có kiến thức áp dụng vào sản xuất, phát huy hiệu quả vốn vay. Chị Huỳnh Thị Ngọc Hiền ở thôn 1 (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) đầu tư 800 m2 nhà màng trồng rau thủy canh, chị được hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ tổ tiết kiệm để mua cây giống và vật tư. Nhờ đó cuộc sống của gia đình chị ngày càng phát triển.
Nhờ được hỗ trợ vay 30 triệu đồng từ tổ tiết kiệm và vay vốn của Chi phội Phụ nữ thôn 1 (thị trấn Phú Hòa), chị Huỳnh Thị Ngọc Hiền đầu tư làm 800 m2 nhà màng để trồng rau thủy canh. Hiện nay, mỗi tháng, vườn rau mang lại cho chị nguồn thu khoảng 20 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Păh, Nguyễn Thị Thúy cho biết: Việc hỗ trợ vay vốn cho chị em phụ nữ trên địa bàn huyện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội luôn nhận được sự quan tâm và tham gia của các chị em hội viên. Qua đó, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Bà Vi Thị Nghiên (thôn 1, thị trấn Phú Hòa) được vay 20 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư trồng hơn 1 sào măng tây. Vườn măng phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà. èo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.