Ia Dom vững vàng trên vùng phên giậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 1990, xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Ia Kla. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, xã đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Đặc biệt, Ia Dom là xã đầu tiên trên tuyến biên giới Tây Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 
Ngày mới thành lập, cơ sở vật chất của xã Ia Dom còn thiếu thốn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hệ thống chính trị còn yếu, an ninh chính trị, an ninh biên giới tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Trước thực tế này, Chi bộ và UBND xã đã đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. Đồng bào các dân tộc trong xã đoàn kết cùng nhau lao động sản xuất, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, xã Ia Dom có 2.126 hộ với 8.645 khẩu. Về cơ cấu kinh tế, đến cuối năm 2020, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm 93,4%, thương mại-dịch vụ 4,44%.
Giữ vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp ở xã Ia Dom tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa cây trồng; hình thành các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa với tổng diện tích 1.792,8 ha. Các loại cây trồng dài ngày mang lại giá trị kinh tế cao không ngừng được mở rộng diện tích. Nhân dân trong xã đã trồng và đưa vào kinh doanh 467,5 ha cao su tiểu điền, 367,8 ha cà phê, 671,6 ha điều.
Đến nay, tổng diện tích cây trồng của xã là 2.538 ha, tăng 523 ha so với năm 2010. Trên địa bàn xã có 49 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 101 cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 45 triệu đồng/năm. Thời điểm mới thành lập, tỷ lệ hộ nghèo của xã hơn 50% thì nay giảm xuống còn 2,26% theo tiêu chí mới.
Xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) hôm nay. Ảnh: Hồ Đình Kỳ
Xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) hôm nay. Ảnh: Hồ Đình Kỳ
Đặc biệt, năm 2016, xã Ia Dom đã đạt chuẩn NTM. Đây là kết quả rất tự hào khi Ia Dom là xã đầu tiên trên tuyến biên giới Tây Nguyên được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong quá trình xây dựng NTM, người dân không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà cùng nhau đóng góp hơn 2,7 tỷ đồng (chiếm 5,18% tổng giá trị đầu tư), hàng ngàn ngày công lao động và hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng học, công trình nước sạch...
Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt được kết quả khả quan. Quy mô trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất trường, lớp không ngừng được đầu tư hoàn thiện đáp ứng yêu cầu dạy và học. Toàn xã hiện có 3 trường học với 1.829 học sinh, tăng 2 trường học so với năm học 1990-1991. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt 100%; 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn; 3 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trên địa bàn xã có 1 nhà văn hóa xã; 1 nhà rông văn hóa xã; 4 nhà rông văn hóa thôn và 7 nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, làng. Năm 2020, xã có 1.705 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 80,2%; 6 thôn, làng văn hóa, đạt 85,71%.
Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, công tác xây dựng hệ thống chính trị luôn được chú trọng và thường xuyên củng cố, kiện toàn, tạo tiền đề vững chắc để Đảng bộ lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành; Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Đến nay, Đảng bộ xã có 13 chi bộ với 236 đảng viên; hàng năm có trên 6 chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 
Người dân xã Ia Dom chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: Hồ Đình Kỳ
Người dân xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vườn hồ tiêu. Ảnh: Hồ Đình Kỳ
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Đội ngũ này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh. Hệ thống chính trị xã luôn được củng cố và kiện toàn, công tác tập hợp hội viên, đoàn viên được chú trọng, nhân dân trong xã luôn đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Công tác giao lưu nhân dân và giao lưu chính quyền giữa hai bên biên giới thường xuyên được phối hợp tổ chức, qua đó góp phần xây dựng đường biên giới ngày càng hòa bình, hữu nghị và cùng nhau phát triển.

Ngày 6-12-1990, Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban hành Quyết định số 543/TC-CP về việc thành lập xã Ia Dom trên cơ sở chia tách từ xã Ia Kla với diện tích tự nhiên là 14.212 ha, quy mô dân số ban đầu là 1.632 khẩu. 

HỒ ĐÌNH KỲ

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.