Sró phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2017 đến nay, xã Sró (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã vận động người dân trồng hơn 370,9 ha rừng, đạt trên 181,8% kế hoạch huyện giao.

Ông Phan Thanh Vân-Chủ tịch UBND xã Sró-cho hay: Toàn xã có hơn 4.899 ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 2.039 ha đất rừng phòng hộ và 2.860 ha đất rừng sản xuất. Năm 2017, huyện giao trồng 74 ha rừng nhưng xã đã trồng được 177,4 ha, đạt 239% kế hoạch. Năm 2018, xã tiếp tục triển khai trồng được 72,75 ha rừng, trong khi kế hoạch huyện giao là 50 ha. Đến năm 2019, huyện giao chỉ tiêu cho xã trồng 50 ha rừng, kết quả thực hiện đạt 60,82 ha.

“Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, người dân trong xã đã trồng khoảng 60 ha rừng, tăng gấp đôi so với kế hoạch huyện giao cho cả năm là 30 ha”-ông Vân thông tin.

  Anh Đinh Alơng (bên phải, làng Pting, xã Sró, huyện Kông Chro) thăm vườn keo của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Anh Đinh Alơng (bên phải, làng Pting, xã Sró, huyện Kông Chro) thăm vườn keo của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh


Gia đình anh Đinh Alơng (làng Pting) có gần 5 ha đất, chủ yếu trồng lúa rẫy, bắp và mì. Năm 2015, anh Alơng đầu tư trồng 1 ha keo. Anh kể: “Mình vừa bán 7 sào keo trồng năm 2015 được 30 triệu đồng. Số tiền này mình đã dùng để sửa chữa nhà và mua keo giống trồng thêm 2 ha”.

Còn anh Đinh Pít (làng Kươk) thì chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi có gần 5 ha đất đồi bỏ hoang. Đầu năm 2017, được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, tôi cải tạo đất rồi mua cây keo về trồng. Cây keo hợp thổ nhưỡng nên phát triển tốt. Sau khi trồng, gia đình tôi còn được Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tiền chi phí trồng rừng”.

Nhận thấy trồng rừng mang lại nhiều lợi ích, trong 2 năm (2018-2019), anh Pít tiếp tục trồng 4 ha keo trên diện tích đất đồi, nâng tổng diện tích rừng trồng lên 9 ha. Anh Pít nói: “Cây keo trồng 5 năm có thể khai thác nhưng để thêm 5 hoặc 10 năm nữa sẽ bán được giá cao hơn. Việc duy trì vườn keo còn giúp cải tạo đất và chống xói mòn rất tốt”.

Ông Phan Thanh Vân cho biết: Song song với việc tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng, UBND xã Sró đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển sang cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng theo chủ trương của tỉnh.

“Sau khi xây dựng kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2017-2020, UBND xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn, làng tích cực vận động người dân tự nguyện kê khai diện tích đang canh tác trên đất lâm nghiệp để chuyển sang trồng rừng. Cùng với đó, xã triển khai chính sách của Nhà nước về hỗ trợ người dân trồng rừng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân”-Chủ tịch UBND xã Sró thông tin thêm.

Nhờ vậy, từ năm 2017 đến nay, UBND xã đã phối hợp với các ngành chức năng rà soát thu hồi trên 80 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trồng cây nông nghiệp. Diện tích này sau khi thu hồi đã được người dân chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp.

Theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, Sró là một trong những xã nhiều năm liền trồng rừng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. “Tuy nhiên, xã cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện kê khai đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc đạt kết quả cao hơn”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro nhấn mạnh.

 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.