Đổi thay ở Đak Tơ Ve

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, củng cố hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V (nhiệm kỳ 2015-2020).
QUAN TÂM ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
Ông Cao Phi Văn-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve-cho hay: “Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã đẩy mạnh hướng dẫn người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cải tạo vườn tạp, hỗ trợ bà con tái canh cà phê giống mới, năng suất cao hơn”.
Ông A Yưih (làng Hde) phấn khởi cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Được sự quan tâm của địa phương hỗ trợ các mặt hàng chính sách, được cấp bò giống và hỗ trợ làm chuồng nuôi nhốt, vay vốn đầu tư sản xuất, đến nay gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Hiện gia đình tập trung sản xuất lúa, mì, bời lời, chăn nuôi một số gia súc, gia cầm, cuộc sống đã ổn định”.
Đổi thay ở Đak Tơ Ve  (GLO)- Xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh) đã thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, củng cố hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V (nhiệm kỳ 2015-2020).  QUAN TÂM ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN  Ông Cao Phi Văn-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve-cho hay: “Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã đẩy mạnh hướng dẫn người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cải tạo vườn tạp, hỗ trợ bà con tái canh cà phê giống mới, năng suất cao hơn”. Ông A Yưih (làng Hde) phấn khởi cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Được sự quan tâm của địa phương hỗ trợ các mặt hàng chính sách, được cấp bò giống và hỗ trợ làm chuồng nuôi nhốt, vay vốn đầu tư sản xuất, đến nay gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Hiện gia đình tập trung sản xuất lúa, mì, bời lời, chăn nuôi một số gia súc, gia cầm, cuộc sống đã ổn định”.  Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” vận động tại xã, nguồn quỹ do Ủy ban MTTQ huyện điều phối và sự tham gia đóng góp của người thân, cộng đồng, từ năm 2015 đến nay, xã đã xây dựng được 10 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với chính quyền, đoàn thể tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Chú trọng công tác tuyên truyền giúp bà con thay đổi nhận thức, biết tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tín chấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất. Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ru A Yiêng: “Cuộc vận động này bước đầu đã làm chuyển biến về nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay giảm còn hơn 17%. Đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng khó”.  CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ  Ông Rơ Châm Yung-Bí thư Đảng ủy xã-cho hay: “Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V (nhiệm kỳ 2015-2020), Đảng bộ xã thường xuyên quan tâm xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, kiện toàn đội ngũ bí thư chi bộ và trưởng thôn, quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Trong nhiệm kỳ đã kết nạp 9 quần chúng ưu tú vào Đảng. Đến nay, Đảng bộ xã có 70 đảng viên sinh hoạt tại 9 chi bộ, 100% thôn, làng có tổ chức Đảng, có 2 chi bộ có chi ủy, 2/5 thôn, làng có trưởng thôn là đảng viên kiêm bí thư chi bộ. Hàng năm, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên”.  Mặt khác, Đảng ủy xã đã kiện toàn Khối dân vận xã, phân công thành viên phụ trách địa bàn thôn làng, lấy lực lượng cán bộ đoàn thể chính trị xã hội làm nòng cốt tham gia công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên cùng ngành chức năng tuyên truyền phát động quần chúng tại các thôn làng tự quản trong giữ gìn an ninh trật tự và tham gia bảo vệ rừng, không chặt phá rừng làm rẫy…  Với đặc thù là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Tơ Ve thường xuyên triển khai các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ già làng, trưởng thôn và người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân cư, trong đồng bào dân tộc thiểu số và các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn. Trao đổi với P.V, ông H’Nhơm-già làng Mor-phấn khởi cho biết: “Mình sẽ gương mẫu và tích cực tuyên truyền bà con chấp hành chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhắc nhở đồng bào theo đạo chấp hành các quy định pháp luật về tôn giáo, sống tốt đời đẹp đạo, cảnh giác với âm mưu của địch, yên tâm lao động sản xuất để có cuộc sống ấm no, tích cực tham gia giữ vững an ninh trật tự, xây dựng quê hương buôn làng phát triển”.  THANH NHẬT  Một góc trung tâm xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh). Ảnh: Thanh Nhật
Một góc trung tâm xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh). Ảnh: Thanh Nhật 
Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” vận động tại xã, nguồn quỹ do Ủy ban MTTQ huyện điều phối và sự tham gia đóng góp của người thân, cộng đồng, từ năm 2015 đến nay, xã đã xây dựng được 10 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với chính quyền, đoàn thể tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Chú trọng công tác tuyên truyền giúp bà con thay đổi nhận thức, biết tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tín chấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất. 
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ru A Yiêng: “Cuộc vận động này bước đầu đã làm chuyển biến về nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay giảm còn hơn 17%. Đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng khó”.
CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Ông Rơ Châm Yung-Bí thư Đảng ủy xã-cho hay: “Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V (nhiệm kỳ 2015-2020), Đảng bộ xã thường xuyên quan tâm xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, kiện toàn đội ngũ bí thư chi bộ và trưởng thôn, quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Trong nhiệm kỳ đã kết nạp 9 quần chúng ưu tú vào Đảng. Đến nay, Đảng bộ xã có 70 đảng viên sinh hoạt tại 9 chi bộ, 100% thôn, làng có tổ chức Đảng, có 2 chi bộ có chi ủy, 2/5 thôn, làng có trưởng thôn là đảng viên kiêm bí thư chi bộ. Hàng năm, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên”.
Trao đổi về công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại xã Đak Tơ Ver. Ảnh: Thanh Nhật
Trao đổi về công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại xã Đak Tơ Ve. Ảnh: Thanh Nhật
Mặt khác, Đảng ủy xã đã kiện toàn Khối dân vận xã, phân công thành viên phụ trách địa bàn thôn làng, lấy lực lượng cán bộ đoàn thể chính trị xã hội làm nòng cốt tham gia công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên cùng ngành chức năng tuyên truyền phát động quần chúng tại các thôn làng tự quản trong giữ gìn an ninh trật tự và tham gia bảo vệ rừng, không chặt phá rừng làm rẫy…
Với đặc thù là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Tơ Ve thường xuyên triển khai các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ già làng, trưởng thôn và người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân cư, trong đồng bào dân tộc thiểu số và các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn.
Trao đổi với P.V, ông H’Nhơm-già làng Mor-phấn khởi cho biết: “Mình sẽ gương mẫu và tích cực tuyên truyền bà con chấp hành chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhắc nhở đồng bào theo đạo chấp hành các quy định pháp luật về tôn giáo, sống tốt đời đẹp đạo, cảnh giác với âm mưu của địch, yên tâm lao động sản xuất để có cuộc sống ấm no, tích cực tham gia giữ vững an ninh trật tự, xây dựng quê hương buôn làng phát triển”.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.