Gia Lai: Tăng cường phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 3-4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.
Ngày 1-4, tại TP.Pleiku đã xảy ra vụ một con chó thả rông cắn người khiến 16 trường hợp phải đi tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Ý
Ngày 1-4, tại TP.Pleiku đã xảy ra vụ một con chó thả rông cắn người khiến 16 trường hợp phải đi tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Ý
Theo đó, đề nghị Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại chó, mèo; kịp thời phát hiện, xử lý trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại, báo cáo kịp thời về UBND cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc đăng ký nuôi chó, mèo và cam kết, thực hiện việc nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó, mèo trong khuôn viên của gia đình; khi đưa chó ra ngoài phải rọ mõm, xích giữ chó, mèo và có người dắt, đảm bảo an toàn cho người xung quanh; tuyên truyền về các biểu hiện bệnh dại của chó, mèo cho người dân để nắm bắt và nhận biết, khi phát hiện chó, mèo nghi bị bệnh dại phải báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để kip thời xử lý.
Vận động nhân dân chủ động mua vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi nhằm đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm phòng vắc xin dại động vật năm 2020. Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã thống kê tình hình nuôi chó, mèo trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý chó, mèo nuôi (lập sổ quản lý, thống kê cập nhật số lượng chó nuôi, bắt chó thả rông, xử lý vi phạm). Ngoài ra, tham mưu cho UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã chấn chỉnh hoạt động của đội chuyên trách bắt chó thả rông; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi vi phạm theo quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường phổ biến quy định về xử lý vi phạm hành chính khi chủ vật nuôi: Không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo; không đeo rọ mõm cho chó, mèo hoặc không xích giữ chó, mèo; không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03-01-2020 của Chính phủ (Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y).
Riêng đối với TP. Pleiku, cử cán bộ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi tại phường Trà Bá và các xã, phường xung quanh; phối hợp với UBND phường Trà Bá tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xuất hiện chó cắn người và các khu vực lân cận.
Như Ý

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.