Nóng tháng 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pleiku những ngày này thực sự oi bức, sáng ra đường vẫn áo khoác, áo len, thế mà đến trưa thì gay gắt nắng, không kém gì TP. Hồ Chí Minh, loay hoay chẳng tìm ra tấm áo lụa Hà Đông nào để chợt mát. 1 tuần trước, mở ứng dụng dự báo thời tiết đáng tin cậy thì thấy báo 36 độ C vào lúc 13 giờ. Tuần này, thời tiết Pleiku sẽ loanh quanh cái khắc nghiệt về nhiệt như thế.
Cái đáng nói nhất chính ở là biên độ nhiệt biến, đây là khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày, tùy theo mục đích nghiên cứu người ta còn xác định biên độ này theo tháng hoặc năm. Như hôm 10-3, sáng sớm ở Pleiku đo được 20 độ C, trưa thì 36 độ C, biên độ nhiệt biến trong ngày lên tới 16 độ C, đây là con số cực cao nếu so với các địa phương khác trong cả nước. Vì thế chuyện sáng sớm trang bị hai, ba lớp áo, trưa phong phanh cánh mỏng đã là một đặc sản thời trang đời thường của cư dân Phố núi.
Biên độ nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sinh học của một số loại cây trồng, đặc biệt có ý nghĩa đối với các loại lấy củ như khoai, mì trong giai đoạn tích lũy chất. Tuy nhiên, với biên độ trên 15 và nhiệt độ cao nhất trên 35 dễ dẫn đến tác hại hơn là thuận lợi nếu không được cung ứng đủ nước.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Các chuyên gia sức khỏe cũng đã kết luận rằng biên độ nhiệt lớn hơn 10 có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ai cũng nhận ra điều này. Sáng sớm thức dậy đã cảm thấy mệt mỏi, ê ẩm, cứ vậy mà duy trì hoặc tăng dần cho đến xế chiều. Ấy là do cơ thể phải tự thay đổi để thích ứng với tốc độ chuyển biến của nhiệt độ bên ngoài. Yếu tố nhiệt biến cao là nguyên nhân chính của viêm họng, viêm xoang, viêm khớp, viêm phổi chứ chẳng phải do trời lạnh đâu. Tôi là người mắc chứng viêm họng gần như mãn tính, cứ đến mùa này mà ở Pleiku là bị trở chứng, nhưng một thời gian dài sống ở TP. Hồ Chí Minh lại khá ổn. Đối với trẻ con, theo phân tích của một bác sĩ nhi khoa có tiếng thì nhiệt độ cao ban ngày khiến trẻ không được quan tâm giữ ấm vào ban đêm sẽ khiến niêm mạc đường thở bị khô, khả năng đào thải chất tiết giảm mạnh, tạo điều kiện cho các tác nhân gây các bệnh hô hấp xâm nhập. 
Sự thích ứng thời tiết đối với người cao tuổi thường vượt quá khả năng cơ thể của họ. Nhiệt độ cao vào ban ngày có thể khiến cơ thể mất nước, hạ huyết áp. Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh gây co mạch ngoại biên, gây tăng huyết áp. Sự thay đổi này càng đột ngột, càng chênh lệch lớn thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Các khuyến cáo về sức khỏe này được đưa ra trong điều kiện biên độ nhiệt nằm trong khoảng 10 đến 12. Mùa hè tính từ tháng 3 đến tháng 5, ở Pleiku hiệu số này cao lắm, thường trên 15, rất không phù hợp với người cao tuổi và trẻ em. Vì vậy, với nắng tháng 3, hãy cẩn trọng. 
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.