Đặc sản tháng 3…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dạo quanh phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai những ngày nắng tháng 3 hanh hao dễ dàng bắt gặp từng nhánh lan rừng xinh xắn đua nhau khoe sắc góp phần tô điểm cho phố thêm xinh, lòng người thêm rộn rã.
Lan rừng nở rộ và đẹp nhất vào những ngày tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, thời điểm này có thể xem lan rừng là một loại “đặc sản” của phố. Nếu có dịp được thưởng thức trọn vẹn nét thanh tao, dịu dàng của hàng trăm loại lan từ lúc chớm nụ đến khi đưa hoa chắc chắn sẽ khiến lòng người thổn thức khôn nguôi.
Lan rừng có rất nhiều chủng loại khác nhau mà đến nay vẫn chưa xác định được cụ thể số lượng, một số loại lan rừng mang nét hoang dã, độc đáo phổ biến phải kể đến như Nghinh xuân, Giả hạc, Đuôi chồn, Đuôi cáo, Trúc phật bà, Hoàng lan, Quế tím, Quế vàng cho đến các loại Đoản kiếm, Vũ kiếm, Hài đài cuộn, Kim tuyến, Kim điệp, Tuổi ngọc… Bên cạnh đó, các nghệ nhân trồng lan còn có thể ghép, lai tạo ra nhiều loại hoa lan mang nhiều vẻ đẹp khác nhau. 
Hình 3: Tuy bình dị và không đẹp rực rỡ như các loại ngoại hồ điệp, vũ nữ… nhưng lan rừng lại có nét đẹp riêng, mang sức sống bền dai, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên không kén người chơi, thu hút nhà nhà chơi lan, người người người mê lan.
Thân cây lan rừng không mập mạp, lá xanh dày, cũng không lâu tàn như lan lai, lan nhập khẩu song lại nở hoa rất đẹp, độc đáo tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng dễ làm ngây ngất lòng người thưởng lan.
Những người chơi lan rừng sau khi sở hữu được nhiều chậu lan ưng ý thường mang cắt tỉa, ráp rễ vào một thân cây khác hoặc trồng vào các loại giò đất, nhựa, gỗ đóng theo từng kiểu dáng tạo nên hình dáng độc đáo, đẹp mắt cho lan.
Để lan rừng phát triển xanh tốt, kích thích cho ra hoa nhiều bên cạnh việc chăm sóc, bón phân… người trồng thường có những bí quyết riêng để chăm hoa như bón thêm rễ cây, rong biển, vỏ thông, xơ dừa, vỏ cà phê, than củi cho rễ bám vào đó nuôi sống cây lan và tưới nước theo kỳ là lan đã có thể sống khỏe, phát triển tốt.
Những quán cà phê lấy lan rừng làm phong cách trang trí chủ đạo xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút thực khách đến thưởng ngoạn, nhất là vào thời gian hoa nở rộ. Chủ của những quán cà phê này là những người dành tình yêu mãnh liệt với lan rừng, phải kể đến một số quán đã tạo được thương hiệu trong lòng du khách như Le’o cà phê, cà phê Ty Ty, lan rừng Kỳ Bắc-Lê Anh…
Nhu cầu chơi lan rừng càng cao, được nhiều người ưa thích thì dòng chảy lan rừng về phố ngày càng ồ ạt, nguy cơ nhiều loài lan quý sẽ bị xóa sổ đang thấy rõ. Hy vọng đừng khai thác lan rừng theo kiểu tận diệt vì lan rừng về phố mang theo cả vẻ đẹp của hoang sơ núi rừng.
Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

(GLO)- Ông Rơ Lan Đăk (làng Thong Yố, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất cũng như tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo Công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

(GLO)- Đình Kế Môn (tổ 5, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng lại khá ít người biết đến. Từ làng Kế Môn, những người thợ kim hoàn đã tỏa ra khắp mọi miền đất nước, mở rộng thị trường khiến tiếng thơm về làng vàng Kế Môn ngày một vang xa.