Chư Prông: Vượt khó vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2019, các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Chư Prông (Gia Lai) đều đạt và vượt kế hoạch. Bước vào năm mới 2020, Đảng bộ, quân và dân trên địa bàn huyện nỗ lực lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra.      

    

Những kết quả khả quan

Năm 2019 là năm “bản lề” thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra. Đây cũng là năm đánh dấu quá trình 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ huyện. Mặc dù gặp những khó khăn nhất định do giá các mặt hàng nông sản chủ lực giảm, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng tạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sự điều hành năng động của UBND huyện cùng sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Chư Prông đã đạt được những kết quả quan trọng.

Bí thư Huyện ủy Bùi Viết Hội (bìa phải) tặng quà cho lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia.
Bí thư Huyện ủy Bùi Viết Hội (bìa phải) tặng quà cho lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia.



Năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã linh hoạt chỉ đạo, điều hành và khơi dậy tiềm năng, thế mạnh để tập trung hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Theo đó, tổng giá trị sản xuất năm 2019 ước đạt 6.508 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó, nông-lâm-ngư nghiệp đạt 3.899 tỷ đồng, công nghiệp-xây dựng đạt 1.136 tỷ đồng, ngành dịch vụ đạt 1.471 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ nên thu nhập của người dân không ngừng được nâng cao. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã đạt những kết quả quan trọng. Đến nay, toàn huyện đã có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại bình quân đạt 10-12 tiêu chí. Trong năm, huyện cũng đã hoàn thành việc xây dựng làng nông thôn mới tại thôn Lũng Lân (xã Ia Lâu), thôn 7 (xã Thăng Hưng) và xã Thăng Hưng đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật cũng được triển khai có hiệu quả. Nhiều công trình trọng điểm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện đã được quan tâm đầu tư. Theo đó, năm 2019, nguồn vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản do huyện quản lý đầu tư là hơn 120 tỷ đồng, bố trí cho 105 công trình dự án. Một trong những nét nổi bật của năm 2019 là công tác thu ngân sách trên địa bàn đạt 150% kế hoạch. Quốc phòng-an ninh được giữ vững, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố và kiện toàn.

Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp

Năm 2020, huyện Chư Prông tiếp tục xác định nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn cùng với đó nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Trong đó, tập trung xây dựng ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa. Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành 1 nghị quyết chuyên đề (đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp). Để thực hiện mục tiêu này, hiện nay, huyện đã triển khai 19 dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tại 9 xã với số vốn hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 1,6 tỷ đồng, vốn đóng góp của các hộ dân tham gia sản xuất hơn 569 triệu đồng. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có 3 sản phẩm được Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện thẩm định.

Một góc thị trấn Chư Prông.
Một góc thị trấn Chư Prông.



Cùng với đó, huyện cũng xác định các cây trồng chủ lực trên địa bàn để có hướng đầu tư phát triển sản xuất. Trong năm 2019, huyện đã tập trung tái canh cây cà phê, hỗ trợ hơn 395 ngàn cây cà phê thực sinh cho các hộ đủ điều kiện tái canh, tương đương với gần 300 ha. Cấp hơn 5.800 cây cà phê ghép giống TRS1 cho 5 hộ gia đình tham gia mô hình tái canh bằng giống cà phê vối áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm với diện tích 5 ha.

Trong sản xuất nông nghiệp, Chư Prông đang tiến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, trong đó, mô hình tưới tiết kiệm được triển khai với một số loại cây chủ lực của huyện. Tính đến nay, diện tích cây trồng cạn được áp dụng phương thức tưới nước tiết kiệm là hơn 900 ha. Huyện cũng thực hiện nhiều giải pháp để đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mở rộng mô hình trang trại, hợp tác xã nông nghiệp để thu hút người dân cùng tham gia phát triển kinh tế. Đến nay, toàn huyện đã có 16 hợp tác xã thu hút hàng ngàn thành viên tham gia với số vốn hơn 100 tỷ đồng.

Có thể thấy, năm 2019, mặc dù còn gặp những khó khăn nhất định nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết nỗ lực nên đã đạt được những kết quả khả quan. Đây chính là động lực để Chư Prông phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2020.



Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 7,5%; về cơ cấu kinh tế, ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 49,73%, công nghiệp-xây dựng 22,84%, ngành dịch vụ 27,43%.
- Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 74.437 ha.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 4.270 tỷ đồng.
- Thu ngân sách là 81,67 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 42,5 triệu đồng.
- Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 2.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45%.
- Phấn đấu thêm 1 xã đạt nông thôn mới.


 BÙI VIẾT HỘI
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy





 

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.