Gia Lai có 774 trường học các cấp với hơn 400 ngàn học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 23-8, tại khách sạn Tre Xanh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Đức Hoàng-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT Gia Lai đã triển khai 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện. Ngành đã thực hiện có kết quả chủ trương sáp nhập các trường học quy mô nhỏ trên cùng địa bàn, điều chỉnh quy mô lớp học hợp lý, thu gọn các điểm trường phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương. Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 788 trường học với gần 395 ngàn học sinh. Hơn 46% học sinh dân tộc thiểu số được chú trọng cả quy mô lẫn chất lượng với 15 trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) cấp THCS, 2 trường phổ thông DTNT cấp THPT và 25 trường PTDT bán trú cấp Tiểu học và THCS. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt chuẩn quốc gia được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 318/788 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 40,36%. Tính đến cuối năm học 2018-2019, tỷ lệ bỏ học trong toàn ngành dưới 0,36%; tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT đạt 90,78%...Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn nổi lên những khó khăn, hạn chế như: một số địa phương thiếu chủ động, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thủ trưởng nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác đảm bảo vệ sinh trường học và phong trào thi đua xây dựng “Trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn”...
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Ảnh: Nguyễn Giang
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Ảnh: Nguyễn Giang
Bước vào năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 774 trường học các cấp với hơn 400 ngàn học sinh. Để thực hiện có kết quả nhiệm vụ năm học, Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai thực hiện cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”; tổ chức các phong trào thi đua chuyên đề thiết thực hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, gắn với các nhiệm vụ chính trị của ngành.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng đề nghị ngành GD-ĐT tỉnh thực hiện bổ sung giáo viên còn thiếu bằng giải pháp phù hợp, sắp xếp hợp lý hệ thống trường lớp, điều tiết giáo viên giữa các khu vực, bố trí dạy tăng tiết, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nguồn giáo viên; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tạo điều kiện cho hệ thống trường tư thục các cấp phát triển; công khai, minh bạch trong việc lựa chọn cán bộ và thực hiện chủ trương sáp nhập; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học, quản lý giáo dục và quan tâm hướng nghiệp cho học sinh khối THPT, tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà...
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.