Chư Pah: Xây dựng làng không có tội phạm, tệ nạn xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 5 năm triển khai thực hiện mô hình “Làng an toàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, các “điểm nóng” tại làng Kênh (xã Nghĩa Hòa) và làng Bui (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, Gia Lai) đã được đẩy lùi, xóa bỏ.
Trước đây, làng Kênh được xem là một trong những “điểm nóng” của xã về các hủ tục, tệ nạn xã hội, nhất là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tổ chức tang ma dài ngày, mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng cách cúng bái, ốm đau không đến trạm y tế... Đó là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đời sống của bà con trong làng nghèo đói, lạc hậu. Hơn nữa, thời gian qua, tại làng Kênh còn nổi lên tình trạng thanh niên trong làng lấy vợ nơi khác, do ham chơi lêu lổng, túng thiếu nên quay về làng trộm cắp vặt và trộm chó. “Đội tự quản của làng nhiều đêm phải thức trắng để canh chừng các đối tượng này nhưng chúng rất lưu manh, giả danh làm người dân đi tưới cà phê nên khó bắt”-Trưởng thôn Rơ Châm San thông tin thêm. Tương tự, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở làng Bui cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; các vụ vi phạm pháp luật xảy ra nhiều vào ban đêm. Cùng với đó, tình trạng vi phạm an toàn giao thông cũng thường xuyên xảy ra.
  Tổ tự quản và người dân làng Kênh trao đổi về việc giữ gìn an ninh trật tự trong làng. Ảnh: Đ.Y
Tổ tự quản và người dân làng Kênh trao đổi về việc giữ gìn an ninh trật tự trong làng. Ảnh: Đ.Y
Ông Dương Văn Tuấn-Trưởng Công an huyện Chư Pah-chia sẻ: “Trước tình hình đó, Công an huyện, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã xây dựng, củng cố các tổ hòa giải, tổ tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở, nhất là mô hình “Làng an toàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội” ở 2 làng. Mô hình hoạt động mang tính chất tự quản, tự phòng, tự hòa giải theo quy ước, hương ước của làng…”.
Từ khi mô hình “Làng an toàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội” ở 2 làng được thành lập, tổ tự quản làng Bui và làng Kênh đã được Công an huyện, xã tăng cường lực lượng phụ trách, hướng dẫn cách thức tổ chức tuần tra ban đêm, tiếp nhận và phân loại giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền; thực hiện hòa giải theo quy ước và hương ước của làng đề ra. Bên cạnh việc xây dựng tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, tại các buổi họp làng, tổ tự quản còn lồng ghép tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ tác hại của các tệ nạn xã hội cũng như thủ đoạn của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, buôn người…
“Hơn nữa, lực lượng Công an và Mặt trận thường xuyên phối hợp bám nắm địa bàn, vận động người dân nêu cao trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục con em, người thân trong gia đình tránh xa tệ nạn xã hội, không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những quy định trong lĩnh vực an ninh trật tự. Mỗi gia đình có ý thức tự quản lý, bảo vệ tài sản, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; mọi thành viên trong gia đình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm”-ông Lâm Văn Đỉnh-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Pah-nhấn mạnh.
Đến nay, tại làng Kênh, các tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới xin trước đây kéo dài 7 ngày giờ giảm xuống còn 3-5 ngày. Tục lệ mang trâu, bò, heo đến giết thịt để chia buồn cũng được hạn chế, chỉ giới hạn trong anh em ruột rà. Các đối tượng về làng Kênh trộm cắp máy bơm nước, trộm chó đã bị bắt và đưa ra xử lý đúng theo pháp luật. Ông Lê Văn Thành-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa-cho hay: “Hiện tại, số vụ trộm cắp vặt ở làng Kênh nói riêng và trên địa bàn xã nói chung có giảm song vẫn chưa triệt để, tái đi tái lại nhiều lần. Thời gian tới, xã sẽ nhân rộng mô hình ở làng Kênh ở các thôn, làng khác trên địa bàn; ngoài ra vận động già làng uy tín cùng với hội, đoàn thể thôn, làng tiếp tục tuyên truyền cho bà con và thanh-thiếu niên, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật”.
Còn ông Nguyễn Công Minh-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng-cho biết: Nhờ mô hình “Làng an toàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông ở làng Bui đã ổn định. Từ đó, bà con đoàn kết, yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế, đời sống dần được nâng cao, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng vững mạnh.
 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.