Binh đoàn 15:Quan tâm phát triển kinh tế-xã hội địa bàn đứng chân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 đã tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” với nhiệm vụ trọng tâm là giúp các địa phương nơi đứng chân phát triển kinh tế-xã hội.
Trong công tác dân vận, mô hình kết nghĩa giữa đơn vị quân đội với địa phương đã được thực hiện phổ biến ở nhiều nơi, nhiều cấp. Tuy nhiên, mô hình này ở Binh đoàn 15 có đặc điểm riêng về quy mô tổ chức, tính toàn diện và thiết thực. Cụ thể, Binh đoàn và các công ty, đội sản xuất trực thuộc đã kết nghĩa với tất cả các tỉnh, huyện, xã và thôn, làng trên địa bàn đứng chân. Nội dung hoạt động kết nghĩa ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào việc tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, thực hiện tốt chính sách xã hội...
 Binh đoàn 15 tặng quà các đối tượng chính sách mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: V.H
Binh đoàn 15 tặng quà các đối tượng chính sách mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: V.H
 
Đại tá Hoàng Ngọc Thành-Bí thư Đảng ủy Binh đoàn 15: Những năm qua, Binh đoàn luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là giúp đỡ nhân dân các địa bàn đứng chân phát triển kinh tế. Cùng với đó, Binh đoàn cũng xem công tác tạo việc làm, chăm lo đời sống người lao động và giúp đỡ địa phương phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ thường xuyên.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Binh đoàn đã tích cực giúp nhân dân phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương đúng định hướng đề ra. Trong đó, các công ty, đội sản xuất đã tổ chức 710 buổi chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch mủ cao su, cà phê cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với 46.475 lượt người tham gia. Cùng với đó, các công ty, đội sản xuất đã huy động 4.678 ngày công giúp dân khai hoang, phục hóa ruộng nước, cày đất, cấy lúa để đảm bảo lương thực tại chỗ.
Trong 5 năm qua, Binh đoàn đã đầu tư 43,7 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông liên xã, liên thôn, trường học, cơ sở y tế, các công trình văn hóa, hệ thống hồ đập, nhà ở dân cư trên địa bàn đứng chân; đầu tư 3,8 tỷ đồng cho công tác giáo dục; tổ chức khám bệnh miễn phí cho 35.934 lượt người với tổng số tiền 890 triệu đồng. Các đơn vị của Binh đoàn còn chi trên 22,8 tỷ đồng tặng quà và trợ cấp cho các cháu tật nguyền, nhiễm chất độc da cam, thương-bệnh binh, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Đặc biệt, năm 2018, Binh đoàn đã hỗ trợ 685 triệu đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai; cấp hơn 34,2 tấn gạo (trị giá 410 triệu đồng) cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, các đơn vị đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở địa phương; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; phòng-chống tệ nạn xã hội. Các công ty, đơn vị của Binh đoàn luôn thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban định kỳ; xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng; thành lập các cụm liên kết an ninh trật tự khu vực giáp biên giới; xây dựng mô hình công nhân tự quản, tự phòng, tự bảo vệ ở 100% đội sản xuất, giúp cơ quan chức năng xóa nhiều tụ điểm ma túy, ổ nhóm trộm cắp, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Thời gian qua, Binh đoàn 15 cũng thực hiện chủ trương ưu tiên tuyển dụng, chăm lo đời sống cho lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đến nay, số lao động người dân tộc thiểu số làm việc trong Binh đoàn là 7.844 người (chiếm trên 48% quân số của đơn vị), nhận khoán 13.069 ha cao su, cà phê (chiếm khoảng 38,9% tổng diện tích cây trồng của Binh đoàn). Số công nhân người dân tộc thiểu số của Binh đoàn đều có thu nhập ổn định.
Cũng liên quan đến công tác “Dân vận khéo”, từ năm 2008, mô hình “Gắn kết hộ” đã được triển khai rộng khắp trong toàn Binh đoàn. Đến cuối năm 2018, mô hình này đã được triển khai đến 3.927 cặp hộ. Các hộ gắn kết người Kinh luôn gần gũi, giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch mủ cao su, cà phê, trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, bệnh tật...
Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.