Pờ Tó, xã 'thần đèn ' với những căn nhà sàn biết đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cả nước mình, xưa nay hễ cần so sánh nơi nào với chỗ xa xôi hẻo lánh nhất, nhiều người vẫn thường gọi là đó là 'hóc Pờ Tó', dù không biết Pờ Tó ở đâu. Pờ Tó chính là đây, một xã căn cứ Cách mạng thời chiến, nằm dọc đường Trường Sơn Đông, thuộc huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, cách thành phố 'Pleiku má đỏ môi hồng' khoảng 110 km.
 
Muốn tách làng, đồng bào Bana thường khiêng cả căn nhà sàn đi
 
Dời nhà ra làng mới
Ông Lê Trọng Nam Chủ tịch UBND xã cho biết: Pờ Tó hơn 7000 dân, 2/3 là đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết là người Bana, kế đến J’rai, Tày ... Người Bana sống hiền hòa, thong dong, “có bao nhiêu vui bấy nhiêu”, chẳng ai bận tâm phấn đấu làm giàu. Đất đai rộng lớn, sông suối chảy quanh nhưng thôn làng cứ nghèo khó mãi.
 
Bộ đội về làng giúp dân
Mấy năm nay, nhờ có chương trình Nông thôn mới, xã mới có điều kiện cải trang các làng cũ quá chật chội, ô nhiễm. Bi Dông có 160 nhà, thì 27 nhà tu sửa, 44 nhà phải tách ra, khiêng qua điểm làng mới.
 
Bộ đội Tiểu đoàn 21 về xã làm gương, lội thẳng vào sình lầy trộn lẫn phân trâu bò lưu cữu lâu năm dưới các gầm sàn để khiêng nhà đi.
 
Đồng bào thấy thế mới tích cực làm theo. Có những tòa nhà lớn cần tới gần 200 người mới khiêng đi nổi, nên phải tổ chức rất bài bản, khoa học, mới khớp lệnh nhịp nhàng được.
 
Huyện 9 xã, thì kế hoạch mỗi xã một năm di dời 1 làng. Xã Pờ Tó năm rồi lo xong làng Bi Dông, năm sau sẽ tới lượt làng Bi Da. Anh Đặng Văn Long-Chỉ huy trưởng quân sự xã Pờ Tó cho biết đồng bào Bana sống đoàn kết, hễ có việc cần ở đâu là cả làng đều xúm nhau làm, nên việc khó mấy rồi cũng xong.
 
“Khiêng nhà qua nơi ở mới là cách làm truyền thống của đồng bào Bana. Còn tổ chức khiêng sao cho an toàn là trách nhiệm của xã. Năm tới làng Bi Da với tổng số 120 hộ, xã cũng sẽ tổ chức khiêng mấy chục nhà đi. ”- Ông Nam cho biết.
 
Ông Lê Trọng Nam Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Pờ Tó
 
Và cứ thế, tại Pờ Tó, thời nay vẫn có những thôn làng mới mọc lên từ những đôi vai và tình đoàn kết của cả cộng đồng
Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.