Chuối rừng đắt hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mọc hoang dại trong rừng và cho quả quanh năm, chuối rừng (hay chuối hột) đang đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở vùng biên giới xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
Gia đình bà Võ Thị Mãn-một tiểu thương ở chợ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, người có hơn 10 năm gắn với nghề chế biến chuối rừng-cho hay: “Ban đầu, tôi chỉ đem chuối rừng ngâm rượu cho gia đình và người quen dùng. Dần dần, nhiều người thấy rượu ngâm chuối rừng tốt cho sức khỏe, có thể trị được một số bệnh như: đau lưng, nhức mỏi, sỏi thận... nên đặt làm. Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nên hàng bán rất chạy”.
Chuối rừng sau khi chọn lọc, bóc vỏ sẽ được sấy khô bằng lò sấy và phơi nắng.  Ảnh: P.L
Chuối rừng sau khi chọn lọc, bóc vỏ sẽ được sấy khô bằng lò sấy và phơi nắng. Ảnh: P.L
Chuối mọc rất nhiều trong các cánh rừng biên giới và cho quả quanh năm. Người dân bản địa cũng như thanh niên huyện biên giới Đức Cơ vẫn ngày ngày đi thu hái và đem về bán lại cho các tiểu thương. Anh Siu Chinh (làng Sơn, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) là một trong số đó. Từ nhiều năm nay, công việc chính của anh là đi rừng lấy chuối. Trung bình mỗi ngày anh kiếm được 200.000 đồng. “Mình đi rừng nhiều năm rồi nên biết rõ khu vực nào có nhiều chuối. Nó thường mọc ở gần nguồn nước. Đi lấy chuối tuy có vất vả nhưng cho thu nhập đáng kể”-anh Chinh chia sẻ.
Chuối sau khi được ủ chín sẽ được các tiểu thương loại bỏ quả non, hỏng, mốc. Bóc vỏ xong, phần ruột chuối được đem vào lò sấy trong khoảng 3-4 tiếng đồng hồ, để nguội rồi sấy thêm lần nữa, tiếp đó đem phơi nắng cho khô hẳn. Anh Nguyễn Văn Liêm-tiểu thương ở chợ Cửa khẩu-cho hay: “Nhà mình làm nghề này đã 4 năm nay. Sau mỗi lần làm thì lại tự rút kinh nghiệm để sản phẩm tốt hơn. Thông thường, chuối được xử lý trong lò sấy sẽ có màu đẹp và thơm hơn; nếu phơi nắng sẽ rất mất vệ sinh vì thời gian phơi lâu, ruồi nhặng bu bám, chuối lại bị đen và hay hỏng”.
Trung bình mỗi ngày, vợ chồng anh Liêm bóc được khoảng 1 tạ chuối tươi, mỗi tháng xuất bán 3-4 tấn chuối hột thành phẩm đi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Anh Liêm cho hay: “Cứ 8-10 kg chuối hột tươi sẽ cho ra 1 kg chuối khô. Giá chuối tươi mua vào khoảng 3.000 đồng/kg, chuối thành phẩm bỏ cho thương lái khoảng 40.000 đồng/kg. Chủ yếu lấy công làm lời vì đầu ra sản phẩm vẫn chưa nhiều. Cũng không làm ẩu được vì khách rất kỹ tính, chỉ một lô hàng không đảm bảo thì họ không tin tưởng để lấy tiếp nữa”.
Để sản phẩm chuối rừng khô thêm bắt mắt, bà Mãn và anh Liêm còn tự thiết kế nhãn mác, đóng bao bì cho sản phẩm để bán lẻ cho khách đến tham quan, mua sắm ở khu vực cửa khẩu. Cũng nhờ đó mà sản phẩm chuối rừng vùng biên ngày càng được biết đến nhiều hơn.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.