Phố núi Gia Lai đẹp hùng vĩ nhìn từ trên cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu có dịp đặt chân tới vùng Tây Nguyên, du khách không nên bỏ lỡ phố núi Gia Lai - mảnh đất vừa hoang dã, hùng vĩ, lại vừa trù phú và nhộn nhịp.
 

Thành phố Pleiku - trung tâm phát triển của tỉnh Gia Lai - nhìn từ trên cao. Pleiku là thành phố quan trọng nhất vùng phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên suốt đất nước. Nhờ thiên nhiên phong phú, đa dạng, bản sắc dân tộc đậm đà, phố núi có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ.
 

Biển Hồ, hay còn gọi là hồ T'nưng, là điểm đến nổi tiếng nhất của Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là "đôi mắt Pleiku". Cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, hồ nước ngọt rộng lớn luôn đầy nước và xanh ngắt như viên ngọc giữa đại ngàn.
 

Không gì tuyệt vời hơn việc được ngồi trên thuyền độc mộc giữa Biển Hồ một sớm tinh mơ, lắng nghe những câu chuyện về vùng đất huyền thoại, cảm nhận nét đẹp vừa dịu dàng lại vừa mênh mông, hùng vĩ.
 

Một địa danh khác gây choáng ngợp không kém là Biển Hồ chè, cách thành phố Pleiku khoảng hơn 10 km về phía bắc, nằm trên địa phận huyện Chư Pah. Hồ nước thủy lợi nằm bên nương chè xanh mơn mởn rộng mênh mông, không gian trong lành, tươi mát. Đây cũng là đồn điền chè đầu tiên người Pháp thành lập ở Gia Lai, có tuổi đời từ những năm 20 của thế kỷ trước.
 

Chùa Minh Thành nằm ngay gần trung tâm thành phố, thu hút rất đông du khách tới tham quan nhờ kiến trúc độc đáo, chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là ngôi chùa có quy mô hoành tráng nhất Gia Lai, là niềm tự hào của người dân phố núi.
 

Tất cả công trình trong chùa đều được xây dựng và chạm khắc rất tinh tế, sống động. Nổi bật nhất là tòa bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, màu sắc rực rỡ, trang trí công phu. Trước sân chùa là tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5 m, đứng uy nghiêm giữa hồ nước Liên trì.
 

Được ví như nóc nhà của Pleiku, núi Hàm Rồng là ngọn núi lửa đã tắt từ hàng triệu năm trước, giờ đây trở thành mảnh đất tốt tươi cho các loại hoa màu và những rừng thông xanh ngát. Núi Hàm Rồng là miệng núi lửa nổi tiếng nhất Tây Nguyên, cao hơn 1.000 m, trong thời chiến từng là căn cứ quân sự của Mỹ.
 

Cách trung tâm Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, thuộc địa phận huyện Chư Pah, mỗi mùa núi lửa, Chư Đăng Ya sẽ mang một màu sắc riêng do loại cây trồng khác nhau. Đây thực sự là nơi lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, thích khám phá, ưa tìm kiếm những vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết và quyến rũ của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.
 

Những cánh rừng cao su bạt ngàn chạy dài tít tắp điển hình cho khung cảnh của Tây Nguyên. Nhờ đất đỏ bazan màu mỡ, tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển các loại cây như cao su, hồ tiêu, cà phê... mang lại thu nhập lớn, phát triển kinh tế vùng.
 

Nằm tại xã Dun, huyện Chư Sê, thác Phú Cường sở hữu vẻ đẹp kỳ vĩ và tráng lệ, được mệnh danh là đệ nhất thác Gia Lai, rất thích hợp để nghỉ mát, du lịch sinh thái giữa thời tiết nóng bức.
 

Làn mây mờ ảo bao trùm xã Ia Dêr thuộc huyện Ia Grai, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
 

Quảng trường Đại Đoàn Kết cũng là một dấu ấn đặc biệt nơi phố núi. Quảng trường tọa lạc ngay trung tâm thành phố, là một công trình trọng điểm được mệnh danh là trái tim Pleiku. Nổi bật giữa quảng trường là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía sau là bức phù điêu đá được chạm khắc tinh xảo, tái hiện cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
 

Quang cảnh trước buổi chợ đêm ở Pleiku. Đây là khu chợ đầu mối lớn tập trung đông đảo người dân và cả những du khách muốn khám phá nhịp sống thường ngày và nét văn hóa địa phương.
 

Những ngôi nhà xen kẽ màu xanh tươi tốt của những mảnh vườn mang lại cảm giác gần gũi, ấm áp và quen thuộc.

Ánh Ngọc/zing

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.