Du lịch Gia Lai đa dạng nhiều loại hình mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nói đến du lịch Gia Lai ngoài những loại hình đã trở thành thế mạnh đặc trưng như: du lịch thăm buôn làng (Homestay), du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử… bên cạnh đó đang trên đà hội nhập với những xu thế du lịch mới và ngày càng phát triển trong mặt bằng chung của cả nước và thế giới.

Hướng đến thành phố du lịch vì sức khỏe

 

Thành phố Pleiku. Ảnh: Phan Nguyên
Thành phố Pleiku. Ảnh: Phan Nguyên

Thành phố Pleiku hội đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển loại hình du lịch với bầu không khí sạch và trong lành, tươi mát, không khói bụi, điều kiện thời tiết ôn hòa, có nguồn nước tự nhiên chất lượng cao, tài nguyên rừng phong phú cùng cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Vì thế, định hướng phát triển xung quanh chủ đề du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe là một ý tưởng đột phá nhằm mang lại hình ảnh hoàn toàn mới cho đô thị Pleiku xinh đẹp, những người con thành phố hài hòa, thân thiện và mến khách, tạo hướng đi mới cho du lịch Phố núi Pleiku, sản phẩm du lịch đặc trưng hướng về mục tiêu “Thành phố vì sức khỏe” với nguồn cơ sở vật chất bước đầu được đầu tư như Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai bước đầu đã nhận được sự tin tưởng và có nguồn khách khám-chữa bệnh từ trong và ngoài nước, chủ yếu từ Lào và Campuchia.

Tham gia một tour du lịch chữa bệnh, du khách sẽ thực sự được hưởng những quyền lợi như được hưởng các dịch vụ hoàn hảo, chuyên nghiệp về du lịch chữa bệnh tại các danh thắng du lịch nổi tiếng tại điểm đến như: bên bờ biển, ngoài hải đảo, trên núi cao thích hợp với việc điều trị các căn bệnh và sở thích nghỉ dưỡng của du khách.

Ngành du lịch có trách nhiệm


 

Ảnh: V.TT
Cầu treo Ảnh: V.TT

Khi du lịch có trách nhiệm đã trở thành xu thế phát triển chung thì việc theo đuổi loại hình du lịch có trách nhiệm (bao gồm trách nhiệm với môi trường, xã hội và cộng đồng) tại Việt Nam đã trở thành hướng đi tất yếu được các doanh nghiệp lữ hành cũng như toàn bộ ngành Du lịch Việt Nam lựa chọn. Du lịch Gia Lai đang trên đà phát triển với sự nở rộ của các công ty du lịch, tạo ra sự cạnh tranh trên cơ sở đó đa dạng hơn các chương trình du lịch thu hút du khách đến với cao nguyên Gia Lai, từ đó cần chú trọng hơn nữa việc phát triển du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội tạo nền tảng phát triển du lịch lâu dài. Du lịch có trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng cần được xác định là mục tiêu xuyên suốt, dài lâu và là quyết tâm theo đuổi trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp đều hưởng ứng, cam kết với ngành du lịch trong chiến lược phát triển vì môi trường và xã hội.

Khối các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh cần ủng hộ chủ trương phát triển du lịch có trách nhiệm hướng đến phát triển bền vững thông qua nhiều hoạt động sôi nổi và gắn chủ trương đó song hành với mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp như các chương trình du lịch “Vì một môi trường du lịch sạch”, “Mỗi du khách trồng một cây xanh”, “Một ngày làm nông dân”,… hay các chuyến du lịch nhặt rác tại buôn làng núi cao, các khu rừng sinh thái hay làng nghề, cùng đạp xe, quét, thu gom rác kết hợp phát túi ni lông tự hủy quanh các tuyến phố chính, các khu du lịch, khu chợ, bến xe. Điều đặc biệt ở đây là chính các du khách được trải nghiệm các chuyến du lịch này đều thấy thích thú khi vừa được tham quan, du lịch vừa được góp công sức trong việc bảo vệ môi trường.

Đó cũng là phương thức hữu hiệu để quảng bá hình ảnh một du lịch Gia Lai thân thiện, xanh tươi trong mắt bạn bè, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Gia Lai ngày càng có vị thế nhất định trong lòng du khách gần xa so với du lịch các tỉnh láng giềng với nhiều sự tương đồng.

Du lịch canh nông với nhiều lợi thế bản địa


 

Du lịch nông thôn, du lịch canh nông hiện nay có vị trí quan trọng trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội. Tây Nguyên là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, âm thanh cồng chiêng đã trở thành thương hiệu, ẩm thực mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng (Homestay). Khai thác và phát triển loại hình du lịch canh nông mang tính chất nông nghiệp là chính không chỉ mang lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh du lịch mà còn tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Gia Lai không thua kém bất kỳ nơi nào khác về tiềm năng du lịch nói chung và du lịch canh nông nói riêng. Về nông nghiệp với các loại cây ngắn ngày như mía, lúa và là xứ sở của các loại cây dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều… Trong tỉnh cũng có nhiều hồ lớn đã và đang được nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề đánh bắt. Nếu tổ chức các tour du lịch canh nông, chúng ta có thể cho khách trải nghiệm cảm giác trực tiếp thu hoạch các loại nông sản trên tùy vào thời vụ nào, ra sông Ba lưới cá rồi về làng bắt gà nướng ngay bên bếp lửa nhà sàn, hái rau tại chỗ, uống rượu cần, xoang với các cô sơn nữ giữa cồng chiêng vang vọng núi rừng... Chúng ta sẽ đưa du khách vào vườn hái cà phê khi tới mùa vụ, tham gia bấm chồi, cắt tỉa cành, tưới vườn cà phê hoặc vào Nông trường Chè Bàu Cạn, Biển Hồ hái chè, xem quy trình chế biến chè ở nhà máy. Vào tham quan các vườn tiêu, hái tiêu hoặc vào vườn cao su xem công nhân cạo mủ, trực tiếp đi lấy mủ từ cây…

Không gì thú vị hơn khi tự tay mình cắt những cành hoa đẹp, hái những quả cây ăn trái ngay tại vườn của nông dân, hoặc trực tiếp tìm hiểu những quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, được hóa thân thành một nông dân thực thụ ghi lại những khoảnh khắc này bằng những tấm ảnh, những thước phim kỷ niệm trong hành trình du lịch của mình.

Du lịch tâm linh - Nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt


 

Chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah). Ảnh: V.TT
Chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah). Ảnh: V.TT

Gia Lai với thế mạnh về tài nguyên văn hóa bản địa của cộng đồng dân tộc Bahnar, Jrai đa dạng và đặc sắc cùng nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh như Chùa Bửu Minh nằm yên tĩnh giữa một Biển Hồ Chè xanh bát ngát như là một khoảng lặng giữa Phố núi Pleiku; rồi Chùa Minh Thành nằm trên đường Nguyễn Viết Xuân cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km, là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của thành phố, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Phố núi mà còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến đây; Chùa Bửu Nghiêm nơi thờ Phật và cũng là Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo của tỉnh Gia Lai… với tất cả những ưu thế đó nếu các công ty lữ hành chủ động thực hiện các chương trình liên kết phát triển du lịch tâm linh giữa các điểm du lịch tâm linh và các điểm du lịch khác mỗi chương trình tour đồng thời thỏa mãn các nhu cầu thưởng ngoạn, thư giãn và tín ngưỡng sẽ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, làm mới diện mạo du lịch của tỉnh nhà.

Trong quá trình phát triển du lịch tâm linh phải luôn gắn với phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan để du khách có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa của con người ở vùng đất đó. Bên cạnh đó, phải có sự tham gia của chính người dân địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị di sản văn hóa của địa phương, tạo sự kết nối để hình thành các tuyến du lịch tâm linh chuyên đề tạo ra những trải nghiệm ấn tượng cho du khách.

Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.