Mối liên quan giữa COVID-19 và khả năng sinh sản của nam giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bằng chứng gần đây cho thấy mắc COVID-19 có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới và virus SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong các cơ quan sinh sản của nam giới.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)


Rất nhiều người bình phục sau khi mắc COVID-19 đang gặp phải các triệu chứng lâu dài như sương mù não hoặc các vấn đề tim mạch. Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Mới đây, các nhà nghiên cứu Ấn Độ vừa công bố kết quả phân tích protein trong tinh dịch của những người đàn ông đã bình phục sau khi mắc COVID-19. Kết quả cho thấy ngay cả mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình cũng có thể làm thay đổi lượng protein liên quan đến chức năng sinh sản của nam giới.

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Ấn Độ và Bệnh viện Jaslok nêu rõ mặc dù virus SARS-CoV-2 chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp, virus và phản ứng của cơ thể, song virus này cũng gây tổn hại tới các mô khác.

Bằng chứng gần đây cho thấy mắc COVID-19 có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới và virus SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong các cơ quan sinh sản của nam giới.

Để có thể hiểu rõ việc mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh sản của nam giới hay không, các nhà khoa học đã quyết định so sánh mức protein trong tinh dịch của những người đàn ông khỏe mạnh và những người từng mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Cụ thể, họ đã phân tích mẫu tinh dịch của 10 người đàn ông khỏe mạnh và 17 người đàn ông vừa bình phục COVID-19. Không ai trong số những người đàn ông, trong độ tuổi từ 20-45, có tiền sử vô sinh trước đó.

Kết quả cho thấy lượng protein và khả năng di chuyển của tinh trùng giảm đáng kể ở những người đàn ông bình phục khỏi COVID-19 và so với những không mắc COVID-19, những người bình phục có ít tinh trùng có hình dạng bình thường hơn.

Khi phân tích các protein trong tinh dịch bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ, các nhà khoa học đã tìm thấy 27 protein ở mức độ cao và 21 protein ở mức độ thấp  ở những người đã bình phục khỏi COVID-19 so với nhóm đối chứng.

Nhiều protein này tham gia chức năng sinh sản. 2 trong số các protein liên quan đến chức năng sinh sản, gồm semenogelin 1 và prosaposin, có trong tinh dịch của những người đã bình phục COVID-19 với hàm lượng thấp hơn 50% so với nhóm đối chứng.

Các nhà nghiên cứu khẳng định những phát hiện này cho thấy virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nêu rõ do đây là nghiên cứu sơ bộ, nên vẫn cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn để làm rõ hơn những phát hiện này.

Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, béo phì và căng thẳng. Để tránh rắc rối trong “chuyện ấy“, nam giới cần duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh chế độ ăn uống khoa học.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Bệnh viện (BV) Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse trong điều trị vô sinh, giúp tăng cơ hội chuyển phôi thành công và sinh con khỏe mạnh. Chuyên viên phôi học thao tác trên hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động Timelapse